Theo các chuyên gia, cuộc đua AI của các ông lớn ngày càng "thú vị".

 
Quỳnh Như Thứ Ba | 21/02/2023 16:00

Cuộc đua của hai "gã khổng lồ" công nghệ đang đi đến đâu?

Microsoft và Google đang là hai ứng cử viên sáng giá được nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng trong cuộc đua lĩnh vực AI.

Tuần trước, cả Google và Microsoft đều đã công bố kế hoạch mới về tăng cường hoạt động trong lĩnh vực AI, đưa cuộc đua không gian trí tuệ nhân tạo bước sang một giai đoạn mới. 

Chỉ trong vòng hai tháng kể từ khi ra mắt, chatbot ChatGPT đã thu hút hơn 100 triệu người dùng.
Chỉ trong vòng hai tháng kể từ khi ra mắt, chatbot ChatGPT đã thu hút hơn 100 triệu người dùng.

Trước đó, Google đã cho ra mắt sản phẩm Kính thiên văn không gian James Webb, trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo, trị giá 10 tỉ USD (~ 8,3 tỉ bảng Anh). Tuy nhiên, James Webb đã khiến Google phải chịu lỗ hơn 160 tỉ USD khi các chuyên gia phát hiện kính thiên văn này đã cho ra kết quả không đúng về những hình chụp đầu tiên của một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. Và chatbot AI Bard được ra mắt gần đây cũng không thành công vì xuất hiện lỗi ngay trong bản demo.

Cổ phiếu của Alphabet, Công ty mẹ của Google, đã mất 163 tỉ USD giá trị trong tháng trước. Tuy nhiên, nhờ vào sự thống trị của công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, Công ty vẫn đang là một trong những "gã khổng lồ" với giá trị hơn 1 nghìn tỉ USD. Nhưng “Điều đó sẽ duy trì được bao lâu?” đang là câu hỏi phủ bóng tâm trí các nhà đầu tư và toàn thị trường. 

Mặt khác, thứ 3 tuần trước, đối thủ là Microsoft vừa thông báo rằng Công ty đang sử dụng phần mềm ChatGPT như một “trợ thủ” để tăng cường công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt web Edge của mình. 

Công ty đã công bố khoản đầu tư trị giá hàng tỉ USD vào OpenAI hồi tháng trước, cho biết công nghệ này được phát triển mạnh mẽ hơn dựa trên phiên bản ChatGPT. Qua đó nó sẽ giúp người dùng tinh chỉnh các truy vấn dễ dàng hơn, đưa ra các kết quả cập nhật phù hợp hơn và mua sắm dễ dàng hơn. Công ty cũng cho biết thông tin về giao diện mới của công cụ tìm kiếm Bing sẽ được công bố sau vài tuần nữa và người dùng cũng có thể đăng ký tham gia danh sách chờ để có quyền truy cập sớm.

Google biết rằng mình cần phải “làm gì đó” trước sự phát triển nhanh chóng của ChatGPT và sự thành công vượt bậc của OpenAI. Thứ 2 tuần trước, Google cho biết AI Bard đang được nghiên cứu và ứng dụng thực nghiệm chuyên môn. Dự kiến Bard sẽ được chính thức ra mắt công chúng vào những tuần tới. 

Ông Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google, cho biết công nghệ đằng sau Bard sẽ sớm được tích hợp vào công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên khi AI Bard xảy ra lỗi trong bản demo được thử nghiệm ở Paris đã khiến thị trường cho rằng Google đã quá vội vàng trong cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo. 

AI Bard được dự kiến sẽ ra mắt công chúng trong vài tuần tới. Ảnh: Shutterstock.
AI Bard được dự kiến sẽ ra mắt công chúng trong vài tuần tới. Ảnh: Shutterstock.

Về phía Microsoft, các chuyên gia cho rằng Công ty cũng có thể gặp sai lầm giống như Google nếu không cẩn trọng. Bằng chứng là người dùng ChatGPT đã nhận thấy vài thông tin sai lệch khi sử dụng phần mềm. Được biết, chatbot ChatGPT đang là công nghệ được sử dụng để tăng cường hiệu suất giao diện mới của Bing và các sản phẩm khác của Microsoft như Teams. 

CUỘC ĐUA CỦA HAI "GÃ KHỔNG LỒ"

Theo đánh giá từ thị trường, ngôn ngữ chính là vấn đề lớn nhất mà hai chatbot ChatGPT và Bard có thể gặp phải. Ngôn ngữ trong phần mềm được cài đặt dựa trên nguyên lý tổng hợp cơ sở dữ liệu và thông tin, từ đó đưa ra những tiên đoán về câu trả lời có khả năng chính xác cao nhất cho người dùng. 

Bên cạnh đó, sự quan tâm của thị trường đối với chatbot ChatGPT là rất lớn. Chỉ trong vòng 2 tháng, chatbot đã thu hút hơn 100 triệu người dùng, cho thấy sự quan tâm đáng kể của công chúng trong trải nghiệm mới: Tìm kiếm bằng AI. Những người sử dụng chatbot đã có nhiều lời khen về khả năng tóm tắt tài liệu, viết code và sắp xếp văn bản một cách gọn gàng. 

Giới báo chí nước ngoài cũng giành nhiều lời ca ngợi cho phần mềm tìm kiếm Bing. Theo bản tin của Platformer, giao diện mới của Bing cung cấp cho người dùng có thể tuỳ chọn điều chỉnh một số tông màu theo phong cách từ chuyên nghiệp, giản dị đến nhiệt tình,. Ngoài ra, công cụ tìm kiếm này còn cung cấp thông tin ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm đoạn văn, email hoặc blog.

Đặc biệt, trên màn hình chính của Bing khi truy cập vào, chúng ta có thể thấy dòng chữ thể hiện sự thừa nhận thẳng thắn của công cụ: “AI vẫn có thể phạm lỗi. Trong lúc tìm kiếm, bạn vẫn có thể nhận được những câu trả lời nghe có vẻ thuyết phục nhưng lại không đầy đủ, không chính xác hoặc không phù hợp”. 

 

Google hiện đang là công cụ tìm kiếm thống trị thị trường toàn cầu với 91% thị phần. Theo Công ty dữ liệu internet SimilarWeb, ở toàn thị phần, Bing chỉ chiếm khoảng 3%. Ngoài ra, Công cụ tìm kiếm Trung Quốc Baidu cũng đã đưa chatbot của riêng mình vào cuộc đua, được gọi là “Ernie bot”. 

Theo Microsoft, mỗi điểm phần trăm giành được trong thị phần mang lại 2 tỉ USD lợi nhuận doanh thu từ quảng cáo cho Công ty. Tuần trước, Microsoft cho biết Công ty đang tăng cường các tính năng ứng dụng của AI trong công cụ Bing để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của con người, thông qua đó cũng có thể thu hút thêm sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý gần đây, có một khoảng cách lớn giữa các Công ty. Microsoft công bố doanh thu đạt 3,2 tỉ USD từ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm và tin tức, trong khi đó công cụ tìm kiếm Google tạo ra 42,6 tỉ USD lợi nhuận doanh thu. 

Google đã đầu tư rất nhiều vào AI và sử dụng nó ở trên hầu hết các sản phẩm của họ (chẳng hạn như trong Google Dịch). Tập đoàn Alphabet cũng sở hữu riêng một Công ty nghiên cứu AI hàng đầu có trụ sở tại Vương quốc Anh là DeepMind, tuy nhiên Google vẫn đang giữ chắc vị thế của mình. 

Cuộc đua trí tuệ nhân tạo càng gây cấn hơn khi ngày càng có nhiều bên tham gia vào, nhưng hai "ứng cử viên" sáng giá nhất trong cuộc đua này được các nhà đầu tư và thị trường quan tâm nhiều nhất vẫn là Google và Microsoft.