Nguyên Hồ Thứ Ba | 14/03/2023 16:53

365 ngày chiến tranh làm "biến dạng" kinh tế toàn cầu

Cuộc tấn công Ukraine của Nga đã làm thay đổi cục diện nhiều thứ, đặc biệt là nền kinh tế thế giới.

Thời điểm Nga tấn công Ukraine, đã có nhiều phản ứng mạnh mẽ đến từ phương Tây, đặc biệt là từ NATO do Mỹ đứng đầu. Phản ứng này được bộ lộ dưới dạng lệnh trừng phạt kinh tế. Chính thông báo của Mỹ trong ngày đầu tiên của cuộc chiến làm sụt giảm tức thời 39 phần trăm chỉ số RTS (chỉ số thị trường chứng khoán quan trọng của Nga) trên Sở giao dịch chứng khoán Moscow.

Ngày 24/2/2022, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ mới của EU lên Nga, liên quan đến chuyển giao công nghệ, ngân hàng và tài sản của Nga. Còn Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson tuyên bố đóng cửa các ngân hàng Nga và đóng quyền truy cập vào hệ thống tài chính của Anh đối với hơn một trăm cá nhân Nga, đồng thời đóng băng tài sản của họ. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đóng băng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 .

Giá của đồng rúp Nga đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với USD, một phần bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga, được đưa ra trong gói trừng phạt thứ 2.

Gói trừng phạt thứ 3 đã loại trừ bảy ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT, sau đó đã có thêm 3 ngân hàng khác được bổ sung vào danh sách này.

 

Gói trừng phạt thứ 4 bao gồm lệnh cấm mọi giao dịch với một số doanh nghiệp nhà nước, cấm cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng cho các cá nhân và tổ chức Nga, cũng nhưu cấm các thương vụ đầu tư nước ngoài mới trong lĩnh vực năng lượng của Nga. Vào tháng 3 năm 2022, Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, vượt qua Iran và Triều Tiên.

Gói trừng phạt thứ 5 rất toàn diện, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu than đá và các nhiên liệu hóa thạch rắn khác từ Nga, cấm tất cả các tàu của Nga tiếp cận các cảng của EU, đồng thời không cho phép các công ty vận tải đường bộ của Nga và Belarus vào EU. Việc nhập khẩu các hàng hóa khác như gỗ, xi măng, hải sản và rượu đã bị tạm dừng. Xuất khẩu nhiên liệu máy bay và các hàng hóa khác sang Nga đã bị cấm. Bên cạnh đó thị trường tiền điện tử của nước này cũng bị nhắm đến, với lệnh cấm gửi tiền vào ví tiền điện tử.

Gói trừng phạt thứ 6 là một cột mốc quan trọng. Lệnh cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Nga đã được đưa ra.

Vào tháng 7/2022, Hội đồng EU đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán vàng của Nga, cấm các tàu treo cờ Nga tiếp cận các âu thuyền của EU.

Cú đánh lớn nhất đối với nền kinh tế Nga cho đến nay là gói trừng phạt thứ 8. Đặt mức giá trần 60 USD/thùng dầu Nga và không cho phép các công ty Châu Âu vận chuyển dầu mỏ Nga cho các nước thứ 3. Đây là một cơ chế trừng phạt mạnh mẽ vì 2/3 lượng dầu của Nga được vận chuyển đến nơi khác bằng đường biển.

Nga là nước xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất sang Châu Âu, và vì các lệnh trừng phạt, nước này có thể mất vị thế chủ chốt ở khu vực EU. Các cuộc đàm phán về gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga hiện đang được tiến hành.

Khủng hoảng năng lượng

 

“Tống tiền năng lượng” là chiến lược của Nga nhằm gây áp lực lên Liên minh EU. Vào mùa xuân năm 2022, Gazprom đã giảm hoặc ngừng cung cấp hoàn toàn cho công ty phân phối khí đốt ở Bulgaria, Ba Lan, Phần Lan, Hà Lan, cũng như ở Đức và Đan Mạch.

Giá khí đốt tự nhiên ở Châu Âu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 3.700 USD/nghìn mét khối vào ngày 7/3, và giá dầu Brent lần đầu tiên tăng trên 130 USD/thùng kể từ năm 2008. Điều này khiến các nước Châu Âu phải tìm cách đa dạng hóa các tuyến đường cung cấp năng lượng.

Vào ngày 7/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và một số quan chức khác trong khu vực đã phải bác bỏ đề xuất của Mỹ và Ukraine về việc cấm mua khí đốt và dầu của Nga, vì Châu Âu phải đối mặt với khủng hoảng nguồn cung nếu khước từ Nga.

Tuy nhiên, EU chỉ ra rằng họ sẽ cắt giảm 2/3 lượng khí đốt phụ thuộc vào Nga vào năm 2022. Kể từ tháng 6/2022, thị phần nhập khẩu khí đốt của Nga vào EU ở mức dưới 20% và đang giảm dần. Vì hành động gây hấn với Ukraine, Nga đã mất thị trường khí đốt quan trọng nhất là Liên minh EU. Xuất khẩu khí đốt của Nga sang Châu Âu ở mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Lạm phát

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã châm ngòi cho làn sóng lạm phát ở Châu Âu. Theo Viện Kinh tế Đức, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1,6 nghìn tỉ USD vào năm ngoái. Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ có thể giảm xuống 6,2% trong tháng 1, mức thấp nhất kể từ tháng 10 và so với mức 6,5% trong tháng 12.

Ủy ban châu Âu đã công bố dự báo kinh tế mới nhất cho 27 quốc gia thuộc Liên minh vào ngày 13/2. Tỉ lệ lạm phát HICP (Chỉ số hài hòa về giá tiêu dùng) hàng năm trong tháng 1, tại khu vực đồng euro là 8,6% và 10% cho toàn Liên minh. Tuy nhiên, dữ liệu của Ủy ban Châu Âu cho thấy đỉnh lạm phát của Liên minh đã qua từ lâu, đồng nghĩa với việc giá nhiên liệu sẽ giảm.

Cắt đứt Nga khỏi thương mại toàn cầu

Hậu quả của cuộc chiến cũng khiến giá của nhiều mặt hàng tăng phi mã. Trong đó phải kể đến lúa mì, đạt mức giá cao nhất kể từ năm 2008, trong bối cảnh Nga là nước xuất khẩu ngũ cốc và phân bón lớn nhất thế giới.

Vào thời điểm xảy ra chiến, Ukraine là nước xuất khẩu ngô và lúa mì lớn thứ tư, đồng thời là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất thế giới, với Nga và Ukraine cùng chiếm 29% lượng lúa mì xuất khẩu và 75% lượng dầu hướng dương xuất khẩu của thế giới. .

Giá lúa mì tăng đã gây áp lực lên các nước châu Phi như Ai Cập, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu lúa mì của Nga và Ukraine. Ít nhất 25 quốc gia châu Phi nhập khẩu ⅓ nhu cầu lúa mì từ Nga và Ukraine, và 15 quốc gia trong số đó nhập khẩu hơn ½ nhu cầu từ hai quốc gia này.

Có thể bạn quan tâm: 

Viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine đạt mức cao kỷ lục