Nguồn ảnh: ABC

 
Trang Lê Chủ Nhật | 16/02/2020 18:53

“Vua” bánh mì Kao Siêu Lực: Từ phu kéo xe “3 không” đến ông chủ tiệm bánh uy tín

Câu chuyện về vị danh nhân này qua những thăng trầm trong quá trình lập nghiệp thật khiến nhiều người “ngả mũ” thán phục.

Ông Kao Siêu Lực được mệnh danh là “vua” bánh mì tại Việt Nam, những ngày gần đây, ông được nhiều người nhắc đến với việc sáng tạo ra bánh mì thanh long, trái cây được mua từ những người nông dân bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Vì sao ông Lực lại được mệnh danh là “vua” bánh mì?

Những điều về ông cũng được không ít giới truyền thông nhắc đến, nhiều người nói rằng, câu chuyện về vị danh nhân này qua những thăng trầm trong quá trình lập nghiệp thật khiến nhiều người “ngả mũ” thán phục.

Từ một người phu xe “3 không” đến ông chủ tiệm bánh uy tín

Ông Kao Siêu Lực sinh ra trong một gia đình gốc Hoa tại Campuchia. Tuy nhiên, ông đã sớm cùng gia đình đã phải bỏ lại ruộng vườn sang Việt Nam, để tránh nạn Pol Pot – Khmer Đỏ lúc bấy giờ.

Tại đây, từ một cậu bé di cư từ Campuchia “3 không”, ông đã xác lập vị trí vua bánh mì của mình tại Việt Nam, thông qua việc thành lập 2 thương hiệu bánh mì thành công, nức tiếng, đó là Đức Phát và ABC.

Không vốn, không tiếng, không người thân, đó là 3 không khi tôi đến Việt Nam, ông Kao Siêu Lực từng trải lòng với phóng viên như thế. “Vua” bánh mì kể, những ngày đầu tiên đặt chân đến Việt Nam là những trải nghiệm khó quên nhất trong cuộc đời ông. Vì không biết nói tiếng Việt nên cả một công việc đơn giản nhất, là bốc vác ông cũng không làm được. Ông chấp nhận làm phu xe giá rẻ để kiếm cơm qua ngày rồi học thêm tiếng Việt. Sau chuỗi ngày làm việc vất vả, ông Kao nhận ra mình không muốn làm công nữa. Từ đó, ông chuyển sang buôn bán gạo và giao bột mì cho người Hoa; sau khi rành tiếng Việt hơn thì mở rộng bán cho người Việt.

Nhờ làm ăn uy tín, ông gây được thiện cảm và lấy được lòng tin của 1 số chủ lò bánh mì tại Sài Gòn. Qua đó, ông bắt đầu bén duyên với nghề làm bánh mì và tự mày mò học hỏi để tự nâng cao tay nghề bản thân.

Nguồn ảnh: baodautu
Nguồn ảnh: ABC

Con đường đi đến ngôi “vua” bánh mì

Năm 1984, ông cùng vợ cùng mình (bà Dư Đức Phát), sáng lập nên thương hiệu bánh Đức Phát.

Sau hơn 20 năm, với niềm đam mê nghiên cứu bánh mì, cái tên Đức Phát ngày càng phát triển; đồng thời, thương hiệu nhận được sự ủng hộ của cả khách hàng trong và ngoài nước.

Nhưng đến năm 2005, ông ly hôn với bà Dư Đức Phát và nhượng lại thương hiệu Đức Phát cho bà. Ông ra đi gần như trắng tay. Ông Lực cho biết, với tất cả tiền bạc gom lại ông chỉ còn 400 USD. Nhưng với niềm đam mê bánh mì, một lần nữa ông quyết định mở hiệu bánh mới với tên ABC Bakery.

Tuy nhiên, thời điểm ông gây dựng lên thương hiện ABC, lại đứng trước sự tấn công của các đối thủ trong và ngoài nước. Nhưng thay vì cạnh tranh đến “một mất một còn”, ông chủ trương hợp tác với đối thủ; để chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra cơ hội để cùng nhau phát triển.

Tính đến thời điểm hiện tại, thương hiệu ABC Bakery đã trở thành nhà cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng, từ chuỗi thức ăn nhanh quốc tế McDonald’s, Burger King.. đến các chuỗi cà phê, siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tiếng… Nhờ đó, 98% thị phần thức ăn nhanh tại Việt Nam là khách hàng của ABC.

Ông Kao Siêu Lực từng chia sẻ: "Tôi mong muốn trong ngành cùng nhóm ngành, thay vì cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đoàn kết lại để chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra cơ hội để cùng nhau phát triển”. Với quan niệm đó, thương  hiệu bánh của ông ngày càng được nhiều đối tác nước ngoài biết đến.

ABC Bakery đã phát triển mạnh hơn nhờ vào xuất khẩu. Tuy nhiên vị doanh nhân này quan niệm, “Mặc dù xuất khẩu đang ngày càng tăng nhưng tôi vẫn muốn tập trung cho thị trường nội địa vì nhu cầu trong nước vẫn còn cao”.

►"Vua" bánh mì Kao Siêu Lực ra mắt bánh mì thanh long để "giải cứu" nông dân bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19

Nguồn Tổng hợp