Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động.

 
Phùng Mỹ Thứ Hai | 30/11/2020 11:52

Thế Giới Di Động vận dụng rủi ro thời COVID-19

Trong khủng hoảng, cố gắng trở thành người cuối cùng đứng vững. Ai là người ở lại cuối cùng trong cuộc chơi là người thành công.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động cho rằng: “The last man standing” là người ở lại cuối cùng trong cuộc chơi, đặc biệt trong khủng hoảng là người thành công. 

Ông Nguyễn Đức Tài đã chia sẻ cách mà Thế Giới Di Động xoay sở trong quý I và quý II vừa qua. Đầu tiên là đánh giá đúng tình hình, vì mình không đánh giá đúng tình hình thì sẽ có những hành động sai lệch. Thứ 2 là đưa ra những đối sách để giảm tác động của đại dịch.

Trong đó, đối sách thuộc 3 nhóm. Thứ nhất là chữa cháy; thứ 2 là đưa ra những đối sách bán hàng của hệ trung hạn, ngắn hạn 1,2 năm; cuối cùng là những đối sách của hệ 2, 3 năm.

Theo ông Tài, Thế Giới Di Động vốn rất gần gũi với người tiêu dùng, nghe được hơi thở của người tiêu dùng. Qua đó, công ty cảm nhận sự sụt giảm của sức mua. Nguyên nhân là xuất khẩu lao động sụt, công ăn việc làm giảm, nhà máy đóng cửa.
Theo ông Tài, Thế Giới Di Động vốn rất gần gũi với người tiêu dùng, nghe được hơi thở của người tiêu dùng. Qua đó, Công ty cảm nhận sự sụt giảm của sức mua. Nguyên nhân là xuất khẩu lao động sụt, công ăn việc làm giảm, nhà máy đóng cửa.

Tuy nhiên, sự sụt giảm thu nhập không diễn ra ngắn hạn mà nó sẽ âm ỉ. Theo vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, trong khủng hoảng, Việt Nam cảm nhận sự khủng hoảng đến chậm hơn các nước khác. Đó là hiệu ứng “delay”. Trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp nào trong năm 2020 giữ được 80% lợi nhuận là giỏi, giữ được 90% xuất sắc và giữ được 100% như năm trước phải nói là thán phục.

Rõ ràng, người tiêu dùng đang “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm chi tiêu. Do đó, những ngành lao động kinh doanh, điện thoại, điện máy sẽ bị ảnh hưởng ngược dòng, ngành tạm được hưởng lợi là bán lẻ thực phẩm. Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định: “Trước đây người ta mua gói mì 10.000 thì sau này sẽ tìm cách mua còn 8.000”. Đây là những đánh giá đúng tình hình.

Vì vậy, sách lược đầu tiên mà Thế Giới Di Động chọn là bảo vệ dòng tiền. Nếu trước đây có tiền thì phải dùng số tiền đi đầu tư làm cái gì đó cho hết, nhưng hiện tại giữ tiền trong túi kém hiệu quả nhưng là điều nên làm.

Thứ 2 là không kích cầu vì nhiều người nghĩ rằng trong khó khăn cứ phải nỗ lực bán thêm đi nhưng Thế Giới Di Động dám đi ngược lại. Đó là một chiến lược xuyên suốt. Kết quả là doanh thu của Thế Giới Di Động năm nay không tăng nhưng lợi nhuận tăng.

Về nhân sự, ông Tài cho rằng việc không cắt giảm nhân sự mà tìm cách chia sẻ khó khăn với nhau để cùng vượt qua giai đoạn này rồi duy trì kinh doanh mới là thượng sách. Trong dịch bệnh, điều quan trọng là cần phải có hướng linh hoạt để duy trì kinh doanh một cách tối ưu nhất.

Theo đó, nếu doanh thu không tương xứng với giá thuê mặt bằng tỉ lệ thuê doanh thu của Thế Giới Di Động thì sẽ bị cắt bỏ. Bởi lẽ, Công ty có những chính sách để điều động nhân viên. Theo ông Tài, con người là quan trọng. Vì vậy, việc điều động dù giảm thu nhập của nhân viên nhưng về lâu dài sẽ giúp Công ty và người lao động cùng vượt qua khó khăn.

Ông Tài cũng chia sẻ về hướng đi của năm sau của Thế Giới Di Động là tăng trưởng và hiệu quả. Hai điều này phải song hành. Trong giai đoạn bình thường tập trung vào tăng trưởng rất nhiều, còn trong giai đoạn này cố gắng tăng hiệu quả, cái gì làm không hiệu quả thì sẽ không làm.

Tóm lại, trong đại dịch Thế Giới Di Động làm gì trong những tình huống khó khăn? Đó là khả năng tùy biến, khả năng xoay sở. Việc xoay sở, sự linh hoạt nhanh nhẹn trong những hành động hiện tại và sự sẵn sàng thay đổi là những điều có thể giúp hạn chế đến mức thấp nhất trước những tác động bên ngoài lên doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định: “Điều này đơn giản là một sự thích ứng rất nhanh với những thay đổi. Bởi vì làm ngành bán lẻ bắt buộc phải có sự linh hoạt, chính điều này đã giúp cho Thế Giới Di Dộng xoay xở khá nhanh trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19.

Có thể bạn quan tâm:

► Các CEO công nghệ phản ứng trước chiến thắng của ông Biden