Shark Phú đã quyết định không bán công ty cho đối tác ngoại. Ảnh: thucteonline
Shark Phú đã từ chối bán thương hiệu Việt với giá 250 triệu USD như thế nào?
Nặng lòng với thương hiệu trong nước
Chia sẻ tại hội thảo trực tuyến diễn ra vào 29.12, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse đã chia sẻ lý do không bán thương hiệu cho đối tác ngoại và đau đáu về vấn đề “Made in Việt Nam”.
Tôi vừa làm bốc vác, vừa làm sale, vừa làm giám đốc” là câu tóm tắt ngắn gọn cho những ngày đầu Shark Phú khởi nghiệp cùng Sunhouse. Sau 10 năm làm nhiều công việc khác nhau tại các công ty trong và ngoài nước, Shark Phú khởi nghiệp với 2000 USD.
Shark Phú là linh hồn của thương hiệu đồ gia dụng nhà bếp có thương hiệu tại Việt Nam. Ảnh:nguoiduatin |
Shark Phú không thành công ngay từ dự án đầu tiên. Khi đó công ty gặp phải đối thủ quá mạnh, giá cả bên đối thủ bán ra thấp hơn cả chi phí sản xuất của công ty Shark Phú. Khi đó, Shark Phú phải đối mặt với khó khăn lớn khi các cổ đông thoái lui. Nếu khi đó Shark Phú cũng bỏ cuộc thì chúng ta đã không có thương hiệu Sunhouse.
Giải pháp khi đó là bán giá sản phẩm thấp hơn chi phí sản xuất để cầm cự. Sau đó ông ký hợp đồng phân phối bếp gas của Hàn Quốc giá ưu đãi cộng với tiếp thị sản phẩm do chính công ty sản xuất với giá thấp. Đây là chiến lược mang về hiệu quả lớn trong việc phát triển thương hiệu của Sunhouse tại Việt Nam.
Sau đó, trong quá trình làm việc với tập đoàn Sunhouse Hàn Quốc, ông nhận được đề nghị chuyển giao công nghệ và các đặc quyền kinh doanh của Sunhouse tại Việt Nam. Từ đó Sunhouse Việt Nam ra đời và nhanh chóng phát triển thành thương hiệu mạnh trên thị trường.
Theo ông Phú, năm 2017, một tập đoàn lớn của nước ngoài (Electrolux) gần như đã thỏa thuận xong việc mua lại một thương hiệu Việt là Sunhouse. Mức giá tập đoàn này đặt ra là 250 triệu USD và thoả thuận đã gần như xong về phần cơ bản. Tuy nhiên, ở những phút cuối cùng, ông chủ Sunhouse đã hủy bỏ thỏa thuận này.
Vì sao "ngó lơ" 250 triệu USD?
"Đến phút cuối cùng đơn vị tư vấn DD chậm, đáng lẽ kết thúc DD 31.12.2017. Nhưng họ chưa xong, mà Electrolux quên gửi thư xin gia hạn. Đấy cũng là cái cớ để mình hủy bỏ thỏa thuận, đâu đó có thể là may mắn, hoặc là một kiểu tâm linh", Shark Phú chia sẻ.
“Thời gian đó tôi cũng muốn chuyển nghề vì tôi đam mê đầu tư. Nhưng sau đó suy nghĩ lại, sở dĩ tôi đầu tư vào sản xuất vì muốn làm ra những sản phẩm từ đôi bàn tay của mình. Đi làm thương mại vào những năm 1990-2000, tôi thấy cái gì cũng phải đi nhập, Việt Nam không làm được nhiều thứ dù những thứ đó không hề phức tạp. Điều ấy thôi thúc tôi đầu tư vào 'Made in Vietnam' và là lý do tôi lập nhà máy sản xuất".
Dần dần, ông Phú ông hiểu ra được giá trị của thương hiệu. “Tại sao 1 chiếc sơ mi mang thương hiệu nước ngoài lại bán 1,5 lần thương hiệu Việt Nam, mà vẫn bán được và người mua lại chính là người Việt. Thời điểm đó, tôi cũng thấy một loạt thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bán cho nước ngoài. Cũng vì cái tôi của mình, cho nên tôi muốn giữ lại thương hiệu Sunhouse”, ông Nguyễn Xuân Phú, chia sẻ.
Khởi nghiệp từ năm 17 tuổi, ở vị một lảnh đạo kinh doanh, ông cho biết: “Tôi khởi nghiệp 17 năm chưa có công ty nào lỗ”. Điều đó cho thấy cái tầm trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng và tạo ra thị trường cho từng sản phẩm của ông ở từng giai đoạn.
Shark Phú nổi tiếng là người bộc trực, đánh thẳng vào vấn đề và không thích sự lòng vòng. Ảnh: Kul News |
Ở vị trí giám khảo của Shark Tank, Shark Phú nổi tiếng là người bộc trực, đánh thẳng vào vấn đề và không thích sự lòng vòng. Nhiều nhà khởi nghiệp cũng từng "tắt đài" trước những câu hỏi lẫn cách đặt vấn đề cho bớt "ảo mộng" của Shark Phú.
Ở thời điểm còn ngồi ghế shark, ông Phú nhiều lần gây ấn tượng với câu nói: Nếu dự án thất bại, em có đồng ý về làm thuê cho anh không?”. Câu này khiến nhiều người nghĩ đến khoảng thời gian lập nghiệp của ông Phú.
Tuổi thơ của ông gắn liền với việc buôn bán, kinh doanh tại các khu vực chợ, ngã tư thành phố. Là cựu sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội khoa tài chính kế toán. Có thể kinh nghiệm buôn bán từ nhỏ và những gì học được tại giảng đường là một phần làm nên một Shark Phú đầy thực tế và giàu chuyên môn như chúng ta chứng kiến trên Shark Tank.
Trên thị trường đồ gia dụng, hiện Sunhouse là cái tên hàng đầu của ngành gia dụng Việt Nam và đang vươn tầm mạnh mẽ ra thị trường Quốc tế. Có thể mượn câu nói của Shark Phú để nói về sự phát triển vượt bậc này: “Tôi có thể tự hào là Sunhouse đã sản xuất đầy đủ các vật dụng cần có trong căn bếp để người phụ nữ rút ngắn thời gian nấu nướng mà vẫn có những món ăn ngon”. Ngoài kinh doanh sản xuất đồ gia dụng, Shark Phú có một công ty chuyên về đầu tư là Sunhouse Invest, và nhiều dự án thành công.