Nữ tỷ phú Trung Quốc đã tự mình xây dựng sự nghiệp như thế nào? (Phần 1)
Một người phụ nữ thanh lịch với một khuôn mặt hiền hậu và mặc trên mình bộ suit Christina Dior thời thượng. Tiếp xúc với bà mới nhận ra chỉ một chữ "Lặng" cũng thể hiện nhiều điều.
Là một nhà cung ứng cho toàn cầu, bà Zhou – 44 tuổi là người đã tạo ra một tầng lớp nữ doanh nhân thành đạt mới tại Trung Quốc, những người phụ nữ xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Theo tạp chí Forbes, không có một nữ tỷ phú nào tự tay làm nên sự nghiệp. Tại Hoa Kỳ và châu Âu, hầu hết phụ nữ trở thành tỷ phú thông qua tài sản được thừa kế.
Bà Zhou không phải là một thủ lĩnh nổi tiếng như Jack ma, tỷ phú sáng lập Alibaba, người khổng lồ thương mại điện tử. Rất ít người ở Trung Quốc nghe đến tên bà Zhou trước khi công ty này có đợt IPO trong năm nay. Bà hiếm khi trả lời phỏng vấn hoặc xuất hiện công khai.
Một người phụ nữ thanh lịch với một khuôn mặt hiền hậu mặc trên mình bộ suit Christina Dior thời thượng, bà Zhou là một người người khó tính với yêu cầu cao trong mọi việc. Tuy nhiên, ở bà toát lên vẻ quyến rũ và sự khiêm nhường. Tiếp xúc với bà mới nhận ra chỉ một chữ "Lặng" cũng có nhiều các thể hiện nhiều điều. Sự thanh cao và tinh tế toát lên từ khí chất của bà.
“Trong ngôi làng nhỏ nơi tôi lớn lên, có rất nhiều cô gái có lựa chọn giữa việc đi học phổ thông hoặc là lấy chồng và cống hiến cả đời mình trong ngôi làng đó. Tôi đã chọn kinh doanh và tôi không hề hối hận với quyết định của mình”. Bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của mình, nơi được trưng bày một bức tượng gỗ của Mao Trạch Đông và một chiếc Mac 27 inch.
Quá khứ ám ảnh
Là con út trong gia đình có ba người con, bà Zhou đã được sinh ra trong một ngôi làng nhỏ làm nghề nông ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Mẹ bà qua đời khi bà lên 5 tuổi. Cha bà là một thợ thủ công lành nghề, trong một tai nạn công nghiệp ông đã bị mất một ngón tay và hầu hết thị lực.
Ở nhà, bà thường giúp gia đình chăn nuôi lợn và vịt để lấy thực phẩm và tiền bổ sung. Ở trường, bà luôn là một học sinh xuất sắc. "Cô ấy là một sinh viên chăm chỉ và tài năng", Zhong Xiaobai, giáo viên trung học cũ của bà, nói. "Tôi đã từng đọc bài luận của mình về người mẹ của tôi. Điều đó làm tất cả mọi người rơi nước mắt”.
Mặc dù tập trung học tập, bà Zhou đã bỏ học ở tuổi 16 và tự mình đi về phía Nam tỉnh Quảng Đông, sống với gia đình cô chú và tìm kiếm công việc tốt hơn. Trong khi vẫn còn mơ ước trở thành một nhà thiết kế thời trang, bà làm việc tại một nhà máy làm kính đồng hồ ở thành phố Thâm Quyến với mức lương khoảng 1 USD một ngày.
Bà cho biết, điều kiện làm việc ngày đó rất khắc nghiệt. "Tôi đã làm việc từ 08:00-12:00, và đôi khi cho đến 2 giờ sáng," bà Zhou nhớ lại. "Luôn như vậy, chỉ với một vài chục người, và tất cả kính phải được đánh bóng. Tôi không thích công việc đó".
Sau ba tháng, cô quyết định bỏ việc và đã viết một lá thư từ chức. Trong đó, cô phàn nàn về giờ giấc và sự chán nản. Mặc dù vậy, cô bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với công việc, nói rằng cô ấy muốn tìm hiểu thêm.
Bức thư gây ấn tượng với giám đốc nhà máy, người đã mời cô về để áp dụng quy trình mới và không quên kèm theo một khoản phúc lợi mới.
Năm 1993, lúc đó bà Zhou 22 tuổi quyết định thành lập công ty của riêng mình cùng với một số người thân. Với 3.000 USD tiền tiết kiệm. Họ thu hút khách hàng với lời hứa mặt kính đồng hồ chất lượng cao hơn.
Tại công ty mới, bà Zhou đã làm tất cả. Bà sửa chữa và thiết kế máy móc nhà máy. Bà đã cho áp dụng quy trình in lưới phức tạp với kỹ thuật khó khăn để cải thiện các bản in kính cong.
"Trong ngôn ngữ Hồ Nam, chúng tôi gọi mấy cô gái như bà Zhou là 'ba de con người", nghĩa là một người dám làm những gì người khác đang sợ phải làm ", người anh họ - Zhou Xinyi, người đã giúp đỡ bà mở xưởng và bây giờ đang làm tại tập đoàn Lens Technology. Trên đường sự nghiệp, bà Zhou Qunfei cưới ông chủ nhà máy của bà trước đây, bà có một đứa con sau đó ly dị. Sau đó, bà kết hôn với một đồng nghiệp lâu năm ở nhà máy và có đứa con thứ hai.
Tại trụ sở chính Lens Technology nằm ở Trường Sa – Trung Quốc, văn phòng rộng lớn của bà có một cánh cửa phía sau bàn làm việc để đảm bảo bà Zhou có thể ở lại nhà máy cả ngày lẫn đêm.
(Còn tiếp)
Nguồn Trí thức trẻ/NYT