Ông Đoàn Hồng Việt. Ảnh: Reatimes.

 
Minh Duy Thứ Năm | 08/04/2021 13:39

Người giàu thứ 57 trên sàn chứng khoán Việt với tài sản khoảng hơn 2.000 tỉ đồng

Từ một người làm thuê, ông Đoàn Hồng Việt quyết định lập Công ty CP Thế Giới Số (Digiworld) với 25.000 USD.

Công ty Digiworld đã thỏa thuận hợp tác chiến lược với Apple, chính thức trở thành đơn vị được quyền phân phối tất cả các sản phẩm của Apple tại Việt Nam. Để có những thành quả trên, đội ngũ lãnh đạo Digiworld đã chèo lái tốt con thuyền, trong đó phải kể đến thuyền trưởng Đoàn Hồng Việt. 

Sinh năm 1970, ông Đoàn Hồng Việt hiện là người giàu thứ 57 trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ông trực tiếp sở hữu 1.937.104 cổ phiếu của Digiworld và gián tiếp sở hữu 14.872.000 cổ phiếu thông qua công ty TNHH Created Future.

Một năm thành công ngoài mong đợi với Digiworld

Mặc dù đại dịch, năm 2020 lại là một năm thành công ngoài mong đợi với Digiworld. Trong quý IV, công ty ghi nhận mức doanh thu kỷ lục kể từ khi thành lập, thu về 4.017 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 85 tỉ đồng. Cả hai chỉ tiêu tăng trưởng 70% so với cùng kỳ.

Quý IV/2020 là ví dụ điển hình phản ánh bộ mặt của Digiworld trong năm qua. Doanh thu cả năm 12.535 tỉ đồng, lãi ròng 253 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 48% và 56%.

Lợi nhuận ròng của Digiworld qua các quý. Đơn vị: Tỉ đồng. Ảnh: TL.
Lợi nhuận ròng của Digiworld qua các quý. Đơn vị: Tỉ đồng. Ảnh: TL.

Ngoài 2 ngành hàng đang chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu danh thu gồm máy tính xách tay và máy tính bảng cùng điện thoại, danh mục sản phẩm trong nhóm thiết bị văn phòng của Digiworld khá đa dạng từ máy chủ, máy trạm, thiết bị kết nối thông minh IoTs, giải pháp mạng đến điện toán đám mây. Tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu số hóa của doanh nghiệp.

Đại dịch đã khiến việc làm việc, học tập tại nhà trở nên phổ biến hơn. Chính sự chuyển đổi này đã mang lại sự tăng trưởng cho ngành bán lẻ máy tính xách tay và máy tính bảng. Doanh thu trong mảng này của Digiworld tăng trưởng 46% so với năm trước, vượt 38% kế hoạch. Đóng góp chính đến từ các sản phẩm Macbook của Apple và Huawei. Máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động đóng góp gần 86% tỉ trọng doanh thu của Digiworld.

Hai lĩnh vực còn lại gồm thiết bị văn phòng đạt 1.536 tỉ đồng trong năm 2020, tăng 12%; hàng tiêu dùng đạt 265 tỉ đồng, tăng 4%. Tuy nhiên, cả hai đều không thể đạt được kế hoạch đặt ra ban đầu lần lượt là 90% và 53%.

Trong kế hoạch kinh doanh 2021 vừa công bố, Digiworld tiếp tục cho thấy tham vọng khi đặt mục tiêu tổng doanh thu 15.200 tỉ đồng, tăng 21% với mức lợi nhuận ròng 300 tỉ, tăng 19%.

Vị "thuyền trưởng" tài ba

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế, ông Việt quyết định lập Công ty CP Thế Giới Số với 25.000 USD. Trong suốt 22 năm, ông Việt luôn đóng vai trò là người dẫn đường giúp Digiworld vượt qua mọi khó khăn và có được những thành quả như ngày hôm nay.

 

Trong hành trình dẫn dắt Digiworld, ông Việt cho rằng đó là hành trình nhiều lần khởi nghiệp. Nếu coi việc Digiworld bắt tay với Acer là lần startup đầu tiên của doanh nghiệp này với mảng laptop, thì việc bắt tay với Xiaomi trong ngành hàng điện thoại có thể gọi là lần startup thứ 2.

Xiaomi đã "lấp" gần hết khoảng trống doanh thu và lợi nhuận Nokia bỏ lại cho Digiworld. Năm 2017, doanh thu và lợi nhuận của Digiworld tăng lần lượt 17,5% và vượt 42% kế hoạch lợi nhuận cả năm được Đại hội Đại cổ đông thông qua.

Với hầu hết doanh nghiệp, 2020 là năm đầy sóng gió. Tuy nhiên, năm đó lại là năm mà Digiworld gặp hái được nhiều thành công.

Doanh thu Digiworld. Ảnh: TL.
Doanh thu Digiworld. Ảnh: TL.

Digiworld đứng sau thành công của thương hiệu Xiaomi tại Việt Nam, nhà sản xuất Trung Quốc tiếp tục gia tăng thị phần trong năm vừa qua. Điều này giúp cho doanh thu mảng điện thoại di động của Digiworld tăng trưởng 64%, trong bối cảnh thị trường bão hòa. 

Bên cạnh Xiaomi, thành quả của Digiworld còn đến từ việc bán dòng sản phẩm iPhone 12 của Apple. Nhu cầu tại thị trường Việt Nam với các sản phẩm "táo khuyết" là rất lớn. Theo đại diện của FPT Retail, một trong những nhà phân phối hàng đầu của thương hiệu này, chúng tôi liên tục bán hết các lô hàng mới về chỉ trong vòng vài tuần.

“Tôi vẫn nhớ hồi năm 1998 - 1999, mình phải nhập khẩu máy tính Compaq qua một nhà phân phối ở Singapore. Tôi mới hỏi Compaq để xin làm phân phối nhưng không được. Họ cho rằng quy mô của Digiworld còn quá nhỏ”, ông Việt nhớ lại.

Tính lũy dần rồi cơ hội cũng đến, năm 2000 - 2001, Digiworld trở thành nhà phân phối trực tiếp sản phẩm của Acer. Thành công với Acer rồi đến Dell, Lenovo, Asus… dần dần các thương hiệu lớn trên thế giới muốn vào Việt Nam đều tìm đến với Digiworld.

Khi Digiworld đàm phán hợp tác với Xiaomi, nhiều công ty lớn của Việt Nam cũng có ý định tiếp cận hãng này. Có lẽ, Digiworld là doanh nghiệp duy nhất mà Xiaomi nhìn thấy khả năng cung cấp một gói dịch vụ từ A-Z như kế hoạch marketing, định giá bán sản phẩm, thủ tục nhập nhập khẩu, phân phối và bảo hành.

Có thể bạn quan tâm:

► Ông Đoàn Hồng Việt rời ghế Chủ tịch của DGW