Jack Ma đang dần biến mất khỏi truyền thông. Ảnh: kinhtedautu.

 
Minh Châu Thứ Tư | 17/03/2021 10:31

Jack Ma tiếp tục bị Chính phủ Trung Quốc ép bán các tài sản truyền thông

Chính phủ Trung Quốc mong muốn Alibaba bán một số tài sản truyền thông, bao gồm cả tờ South China Morning Post.

Nhiều động thái gắt gao từ chính phủ

Theo tin tức mới nhất dựa trên nguồn tin giấu tên, Bắc Kinh bày tỏ sự nghi ngờ trước việc Alibaba nắm giữ nhiều công ty truyền thông trong một cuộc họp báo vào năm ngoái. Các quan chức chính phủ tỏ ra rất không hài lòng với khả năng gây ảnh hưởng của Alibaba lên mạng xã hội Trung Quốc cũng như vai trò của nó trong một vụ bê bối trực tuyến, liên quan đến một trong những giám đốc điều hành của công ty.

Từ năm ngoái đến nay, Jack Ma, người đồng sáng lập Alibaba liên tục gập vận xui với nhiều động thái gắt gao từ chính phủ. Cụ thể, Trung Quốc đã chặn thương vụ IPO đình dám của Ant Group và áp đặt nhiều quy định mạnh tay với những gã khổng lồ công nghệ nước này. Wall Street Journal cũng từng đưa tin về việc Trung Quốc yêu cầu Alibaba từ bỏ ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông. 

 Trong nhiều năm qua, Jack Ma và Alibaba đã âm thầm xây dựng một danh sách dài các công ty truyền thông, bao gồm cả trang tin trực tuyến, hãng thông tấn, các nhà sản xuất truyền hình, truyền thông xã hội và quảng cáo. Alibaba có cổ phần lớn ở Weibo, phiên bản Twitter của nước này. Ngoài ra, họ còn sở hữu các báo in và báo điện tử như tờ SCMP, tờ báo tiếng Anh hàng đầu ở Hồng Kông. 

Ảnh:
Hồi tháng 2, Bloomberg cũng đưa tin Bắc Kinh đã trở nên lo ngại về các công ty truyền thông nằm dưới đế chế Alibaba. Ảnh: TL.

Vào tháng 2, Bloomberg cũng đưa tin Bắc Kinh đã trở nên lo ngại về các công ty truyền thông nằm dưới đế chế Alibaba, nhất là sau vụ bê bối liên quan tới Tưởng Phàm của Taobao, một trong những lãnh đạo trẻ đầy tiềm vọng của một công ty thương mại điện tử thuộc Alibaba. Các bài đăng về vụ bê bối này bắt đầu biến mất khỏi mạng xã hội, bao gồm cả Weibo, khiến giới chức Trung Quốc phẫn nộ. 

"Đất nước phải chú ý và ngăn chặn điều này bởi sức mạnh đó có thể được sử dụng bởi chúng ta hay kẻ thù của chúng ta", nhà bình luận Trung Quốc Song Qinghui viết. 

Các nhà quản lý đã bị sốc khi xem xét mức độ lợi ích của công ty ở lĩnh vực truyền thông và họ cũng đã đưa ra một kế hoạch nhằm cắt giảm đáng kể lợi ích đó. Bắc Kinh lo ngại Alibaba có thể sử dụng các tài sản truyền thông của mình như một công cụ để kiểm soát dư luận, tạo ra một "vòng luẩn quẩn", nguồn tin giấu tên chia sẻ. 

Cũng theo người này tiết lộ, các doanh nghiệp truyền thông mà Alibaba nắm giữ đóng vai trò trong việc ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng về lĩnh vực fintech mới nổi ở nước này. 

Ai là thần tượng thay thế Jack Ma tại Trung Quốc?

Cổ phiếu Weibo đã giảm 2,4% trong phiên giao dịch ở Mỹ trong khi cổ phiếu Alibaba ít thay đổi. Đại diện Alibaba ở Mỹ từ chối trả lời các yêu cầu bình luận. Ở Trung Quốc, Jack Ma luôn được coi mà một trong những doanh nhân thành đạt nhất. Tuy nhiên, vận may của người đàn ông này đã suy giảm kể từ khi ông ta lên tiếng chỉ trích các quy định của Trung Quốc đối với lĩnh vực tài chính. 

Những bình luận của Jack Ma đã khởi đầu cho một loạt các quy định chưa từng có và những động thái quyết liệt nhằm vào lĩnh vực fintech, bao gồm cả đình chỉ kế hoạch IPO trị giá 35 tỉ USD của Ant Group cũng như một cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào Alibaba. Bây giờ, việc sở hữu truyền thông của công ty cũng đã bị sờ gáy.

Ảnh:
Hình tượng Jack Ma sụp đổ khiến giới trẻ Trung Quốc cảm thấy hứng thú với Elon Musk. Ảnh: TL.

Hình tượng Jack Ma sụp đổ khiến giới trẻ Trung Quốc cảm thấy hứng thú với người pha trộn giữ khả năng "quăng bom" thần thánh và một "thuyền trưởng dũng cảm" trên hành trình phá vỡ mọi rào cản về công nghệ: Elon Musk. 

Ông ta đã tạo ra một đế chế và trở thành người giàu nhất thế giới. Ông ta là niềm hy vọng của mọi người", Jane Zhang, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của ShellPay – một công ty blockchain tại Thượng Hải cho biết.

Dù tò mò, ghen tị hay thần tượng, Elon Musk cũng là chủ đề hot tại Trung Quốc. Các nền tảng mạng xã hội tràn ngập video, bài báo phân tích về việc liệu vị tỉ phú gốc Nam Phi là một thiên tài hay kẻ lừa đảo, đồng thời khai thác mọi thông tin từ quá trình học tập đến sở thích ăn lẩu của ông ở Bắc Kinh. Các startup sống chết với tư duy "nguyên tắc đầu tiên" của Elon Musk – tìm kiếm giải pháp bằng cách kiểm tra vấn đề ở cấp độ cơ bản nhất của chúng. Hàng loạt cuốn sách của các tác giả Trung Quốc hứa hẹn vén màn bí mật của "Iron man tại thung lũng Silicon".

►Danh hiệu người giàu nhất Trung Quốc không còn thuộc về tỉ phú Jack Ma