Ông Kevin Doak, Tổng Giám đốc Khối Ngành hàng Chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng, Sanofi Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đánh thức tiềm năng thị trường Tự chăm sóc sức khỏe
Tự chăm sóc sức khỏe có thể mang lại cho Việt Nam giá trị lợi ích kinh tế hơn 4 tỉ USD mỗi năm, Ông Kevin Doak, TGĐ Khối Ngành hàng Chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng, Sanofi Việt Nam, chia sẻ với NCĐT.
Thưa ông, đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc tự chăm sóc sức khỏe như thế nào?
Rõ ràng, đại dịch COVID-19 đã giúp chúng ta hiểu hơn về tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân. Giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh hô hấp và rửa tay là những ví dụ về các tự chăm sóc bản thân mà chúng ta có thể thực hiện hàng ngày.
Khi đại dịch bùng phát, nhiều người mới bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Khi các bệnh mãn tính ngày càng phổ biến, việc khuyến khích tự chăm sóc bản thân an toàn và có trách nhiệm là cực kỳ quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo hệ thống y tế hiệu quả.
Trong một thế giới với nguồn lực không dồi dào, việc tự chăm sóc bản thân và sử dụng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe là nền tảng quan trọng để hỗ trợ tính bền vững của hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Việc tự chăm sóc sức khỏe có tầm quan trọng rất lớn. Như vậy, các nước tiên tiến trên thế giới đã hưởng lợi từ xu hướng này như thế nào?
Tự chăm sóc sức khỏe là xu hướng bền vững của thế giới. Xu hướng này đang tạo ra những hiệu ứng tích cực mạnh mẽ. Mỹ tiết kiệm được 146 tỉ đô nhờ việc sử dụng thuốc không kê đơn thay vì thuốc kê đơn. Năng suất lao động ở đây cũng tăng khoảng 23 tỉ đô nhờ giảm thiểu các cuộc hẹn thăm khám và nghỉ phép y tế.
Ở Châu Âu, việc chuyển hướng đầu tư từ thuốc kê đơn sang thuốc không kê đơn đã giúp hệ thống y tế tại đây tiết kiệm 16 tỉ euro. Ở Brazil, ước tính cả nước tiết kiệm được 601 triệu USD hằng năm bằng cách hạn chế ra bệnh viện hay ra phòng mạch.
Theo ông, Việt Nam sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi việc tự chăm sóc sức khỏe được áp dụng rộng rãi?
Thực ra, người Việt đã và đang thực hiện việc tự chăm sóc sức khỏe theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng thuốc đông y hoặc mua thuốc trên mạng. Ở khu vực thành thị, có đến 76% người Việt thực hiện Selfcare, con số này ở khu vực nông thôn là 60%.
Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa có tính chính quy nên hiệu quả chưa đạt mức tối ưu, đó là chưa kể các biện pháp tự phát có nguy cơ gây hại nếu người dân áp dụng không đúng.
Thế hệ người Việt trẻ đang dần chuyển sang lối sống lành mạnh hơn và có những lựa chọn khôn ngoan trong vấn đề sức khỏe. Điều này được phản ánh thông qua các xu thế như tăng cường sử dụng các sản phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, nhóm vitamin và mỹ phẩm.
Ở Việt Nam, khái niệm Tự chăm sóc bản thân đã tồn tại và chúng tôi ghi nhận các sáng kiến do chính phủ hỗ trợ để từng bước hiện thực hóa điều này. Năm 2019, Việt Nam phát động chương trình “Sức khỏe Việt Nam”, một chiến dịch quốc gia nhằm thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh. Đây là một khởi đầu thuận lợi cho việc Tự chăm sóc bản thân, nhưng chúng tôi tin rằng có thể mở ra nhiều giá trị hơn nữa
Việt Nam có tiềm năng hưởng nhiều lợi ích kinh tế khi triển khai Tự chăm sóc sức khỏe bằng cách nâng cao hiểu biết y tế của quốc gia và mở rộng cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị nhằm giúp tiết kiệm chi phí.
Theo ước tính, giải pháp này có thể mang đến 4,2 tỉ USD lợi ích kinh tế hàng năm và ngân sách hệ thống y tế quốc gia có thể tiết kiệm 0,6 tỉ đô nhờ cắt giảm các khoản phí y tế không cần thiết.
Ngoài ra, Tự chăm sóc sức khỏe còn mang đến những lợi ích khác như cải thiện chất lượng sức khỏe, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế vi mô, thậm chí góp phần tích cực cho ngân sách thuế.
Ngành Chăm sóc sức khỏe tiêu dùng có vai trò gì trong việc giúp mọi người sống khỏe mạnh hơn cho người dân và các thế hệ mai sau?
Chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng nhắm đến việc đảm bảo rằng mọi người được hỗ trợ quản lý sức khỏe cá nhân tốt hơn, cũng như khả năng tự điều trị các tình trạng không nghiêm trọng.
Bằng cách trao quyền cho người tiêu dùng kiểm soát sức khỏe của họ thông qua tiếp cận, lựa chọn sản phẩm và nâng cao kiến thức, chúng ta có thể tối ưu hóa vai trò của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giải phóng nguồn lực hệ thống y tế để phục vụ tốt hơn cho những bệnh nhân bị bệnh nặng hơn và tái đầu tư vào nghiên cứu cải tiến các giải pháp, công nghệ y tế tiên tiến. Những người tham gia tích cực vào chăm sóc sức khỏe thường có kết quả sức khỏe tốt hơn và chi phí chăm sóc vừa phải hơn.
Ảnh minh họa: TL. |
Sanofi đang thực hiện chiến lược gì để góp phần hiện thực tầm nhìn này tại Việt Nam?
Sanofi luôn theo đuổi các phát kiến khoa học để cải thiện sức khỏe con người trong hiện tại và tương lai.
Tại Việt Nam nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung, Sanofi luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng và hướng tới việc chăm sóc sức khỏe toàn diện để mang lại cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn hơn.. Chúng tôi luôn vì lợi ích của người tiêu dùng. Sanofi đang nỗ lực không ngừng nghỉ để người dân Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn về y tế với chi phí hợp lý hơn.
Đây chính là chất xúc tác để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế xã hội theo mô hình 4.0 như xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp, cải thiện năng suất và nâng cao học thức cho người dân.
Điều này được phản ánh rõ nét qua những thời khắc khó khăn như trong đại dịch COVID. Lĩnh vực tư nhân, trong đó có sự hiện diện của Sanofi, luôn sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi nỗ lực xây dựng một thương hiệu công ty Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng nhanh tốt nhất tại Việt Nam và vì Việt Nam.