Thứ Bảy | 23/12/2017 20:52

Cố quá tất sẽ quá cố!

Làm việc hùng hục chẳng mang lại kết quả gì tốt đẹp so với việc cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý.

Làm việc đến chết

Nhiều người có khuynh hướng nghĩ bộ não không phải như cơ bắp, mà như máy tính, có khả năng làm việc liên tục. Điều này không chỉ không đúng, nó còn thúc đẩy ta làm việc không nghỉ hàng giờ, là việc có hại, nhiều chuyên gia nói.

"Ý tưởng rằng bạn có thể kéo dài sự tập trung sâu sắc và thời gian có năng suất cho đến thời hạn ấn định tùy ý là thực sự sai lầm. Như thế là tự hại mình." nhà nghiên cứu khoa học Andrew Smart, tác giả cuốn Autopilot, nói. "Nếu bạn liên tục tự đặt mình vào thế khó khăn khi mà sinh lý bạn chỉ muốn nghỉ ngơi nhưng bạn lại cứ cố gắng làm tiếp thì bạn sẽ nhận được phản ứng căng thẳng ở mức thấp mà nó là mãn tính, và theo thời gian, trở thành cực kỳ nguy hiểm."

Co qua tat se qua co!
 

Một phân tích tổng hợp cho thấy giờ làm việc quá lâu làm tăng 40% bệnh mạch vành tim, gần bằng hút thuốc là (50%). Một phân tích khác cho thấy người làm việc quá lâu dễ bị rủi ro đột quỵ, và người làm việc hơn 11 tiếng/ngày thì dễ có nguy cơ bị suy nhược gấp gấp 2,5 lần so với những người làm việc từ 7-8 tiếng.

Ở Nhật Bản, điều này đã dẫn đến việc đáng lo ngại là karoshi, tức chết do làm việc quá sức.

→Làm việc hiệu quả: 9 phương pháp từ những chuyên gia

→Hãy quên mục tiêu đi!

→Khó quá, cho qua!

Nếu bạn đang băn khoăn liệu điều này có nghĩa là bạn nên dùng ngay kỳ nghỉ phép đã để khất quá lâu, thì bạn nên đi nghỉ đi. Một nghiên cứu về các doanh nhân tại Helsinki đã phát hiện ra trong hơn 26 năm, các nhà quản lý và doanh nhân mà ít đi nghỉ phép ở tuổi trung niên thì dễ chết sớm và có sức khỏe yếu ở tuổi già.

Một số người sáng tạo và năng suất nhất thế giới đã thấy hết tầm quan trọng của việc làm việc ít hơn. Họ có một niềm tin mạnh mẽ vào công việc, nhưng cũng dành nhiều cho việc nghỉ ngơi vui chơi.

Trên phạm vi toàn cầu, có tương quan rõ ràng giữa năng suất của một quốc gia và số giờ làm việc bình quân. Ví dụ, với 38,6 giờ làm việc một tuần, nhân viên trung bình của Hoa Kỳ làm việc 4,6 giờ một tuần so với người Na Uy. Nhưng theo GDP, công nhân Na Uy tạo ra 78,70 USD một giờ, Mỹ là 69,60 USD.

Nghỉ ngơi tăng năng suất

 Lý do mà ta có ngày tám giờ là vì các công ty thấy rằng cắt giảm giờ của nhân viên có tác động ngược lại điều họ nghĩ khi trước: nó nâng cao năng suất lên.

Trong Cách mạng công nghiệp, ngày làm việc từ 10- 16 giờ là bình thường. Ford là công ty đầu tiên thử nghiệm với một ngày làm việc 8 tiếng, và thấy rằng công nhân có năng suất cao hơn không những tính theo giờ mà tính theo tổng thể. Trong vòng hai năm, tiền lãi đã tăng gấp đôi.

Nếu ngày làm việc 8 giờ tốt hơn 10 giờ, liệu rút thời gian hơn nữa có tốt hơn không? Có thể lắm. Đối với người trên 40 tuổi, nghiên cứu cho thấy tuần làm việc 25 giờ có thể là tối ưu cho sự nhận thức, trong khi Thụy Điển gần đây đã thử nghiệm ngày làm việc 6 giờ, họ nhận thấy rằng nhân viên có sức khoẻ và năng suất tốt hơn.

Điều này có vẻ chứng minh được bằng cách mọi người hành xử trong ngày làm việc. Một cuộc điều tra gần 2.000 nhân viên văn phòng làm việc toàn thời ở Anh cho thấy rằng mọi người chỉ làm việc hiệu quả trong 2 giờ 53 phút trong số 8 giờ/ngày. Thời gian còn lại là xem truyền thông xã hội, đọc tin tức, trò chuyện với các đồng nghiệp việc không liên quan đến công việc, ăn uống, và thậm chí tìm kiếm công việc mới.

Co qua tat se qua co!
 

Chúng ta chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian ngắn hơn nữa nếu phải làm việc hết sức mình. Các nhà nghiên cứu như nhà tâm lý học K Anders Ericsson của trường Đại học Stockholm đã phát hiện ra rằng khi tham gia vào loại 'thực hành phải cân nhắc kỹ'cần phải thực sự nắm vững chuyên môn thì chúng ta cần nhiều lần nghỉ hơn ta nghĩ. Hầu hết mọi người chỉ có thể xử lý liên tục trong một giờ. Và nhiều người ở đỉnh cao, như các nhạc công, nhà văn và vận động viên ưu tú, không bao giờ dành quá 5 giờ liên tục một ngày cho công việc.

video:

→Người Đức làm việc ít giờ nhất, người Mexico làm việc nhiều giờ nhất thế giới

Các nghiên cứu khác cũng nhận thấy rằng việc nghỉ một thời gian ngắn trong một công việc đã giúp những người tham gia thử nghiệm duy trì sự tập trung của họ và tiếp tục thực hiện ở mức cao. Việc không nghỉ ngơi làm cho hiệu suất tồi tệ hơn.

Trạng thái "không làm gì"

Nhưng 'nghỉ ngơi', như một số nhà nghiên cứu chỉ ra, không phải là từ tốt nhất cho những gì chúng ta đang làm nếu ta nghĩ ta đang không làm gì.

Một phần của bộ não mà nó kích hoạt khi bạn đang 'không làm gì' (được gọi là mạng lưới ở chế độ mặc định , DMN), sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố bộ nhớ và hình dung tương lai. Nó cũng là khu vực của bộ não mà nó kích hoạt khi ta đang quan sát người khác, nghĩ về bản thân, đánh giá về đạo đức hoặc xử lý cảm xúc của người khác.

Nói cách khác, nếu mạng này bị tắt đi, chúng ta có thể phải vật lộn để nhớ, dự đoán hậu quả, nắm bắt tương tác xã hội, hiểu bản thân, hành động có đạo đức hoặc thông cảm với người khác, nghĩa là tất cả những điều làm cho chúng ta không những hoạt động được ở cơ quan mà cả trong đời sống.

Co qua tat se qua co!
 

"Nó giúp bạn nhận ra tầm quan trọng sâu sắc hơn của tình huống. Nó giúp bạn hiểu ý nghĩa của các sự việc. Khi bạn không hiểu ý nghĩa của các sự việc, bạn chỉ phản ứng và hành động ở thời điểm này, và bạn bị phụ thuộc vào nhiều loại nhận thức, cách cư xử và lòng tin mang tính cảm xúc và chưa đúng," Mary Helen Immordino-Yang, một nhà thần kinh học và nhà nghiên cứu thuộc Viện Não và Sự sáng tạo của Đại học Nam California, nói.

Chúng ta cũng sẽ không thể đưa ra những ý tưởng mới hoặc những kết nối. Là nơi sinh ra sự sáng tạo, DMN (mạng lưới ở chế độ mặc định) sẽ kích hoạt khi bạn tạo mối liên hệ giữa các đối tượng tưởng như không có liên quan hoặc nghĩ ra những ý tưởng ban đầu. Đó cũng là nơi ẩn náu những khoảnh khắc mà bạn thốt ra 'à hóa ra là thế', có nghĩa là, giống Archimedes, nếu bạn phát hiện ra một ý tưởng hay lần cuối khi bạn đang tắm hay đang đi chơi thì bạn nên cám ơn cái sinh học trong người bạn.

Nhưng như bất cứ ai đã cố gắng thiền đều biết, việc không làm gì lại là việc khó.

Trong 11 nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người tham gia thà làm bất cứ điều gì, thậm chí tự chịu cú sốc điện, hơn là không làm gì. Mà không phải họ bị yêu cầu ngồi yên lâu đâu: chỉ từ 6 đến 15 phút.

Tin vui là bạn không phải tuyệt nhiên không làm gì để có được lợi ích. Đúng là sự nghỉ ngơi là quan trọng. Nhưng suy nghĩ tích cực cũng vậy, như nghiền ngẫm để vượt qua một vấn đề hoặc tư duy về một ý tưởng.

Thực tế, bất cứ điều gì đòi hỏi đến sự hình dung các kết quả giả thuyết hoặc các tình huống tưởng tượng, như thảo luận với bạn bè về một vấn đề, hoặc bị sa đà miên man vào một cuốn sách hay, cũng đều có tác dụng tốt, Immordino-Yang nói. Nếu bạn có chủ đích, bạn có thể dùng đến DMN khi xem trật tự xã hội.

"Nếu bạn chỉ nhìn vào một bức ảnh đẹp, nó sẽ ngừng hoạt động. Nhưng nếu bạn tạm dừng và cho phép mình tự kể câu chuyện rộng hơn về lý do tại sao người trong bức ảnh lại trông như vậy, tạo ra câu chuyện về ảnh này, thì bạn có thể sẽ kích hoạt các mạng lưới đó." bà nói.

Cũng không mất nhiều thời gian để hoàn tác các tác động bất lợi của hoạt động không đổi. Khi cả người lớn và trẻ em đi dã ngoại mà không mang theo công cụ thiết bị gì trong 4 ngày, thì hiệu suất của họ đối với một nhiệm vụ xét cả tính sáng tạo và cách giải quyết khó khăn đã được nâng cao 50%. Thậm chí chỉ cần đi bộ dã ngoại một lần cũng cho thấy làm tăng đáng kể tính sáng tạo.

Một phương pháp hiệu quả cao khác để sửa chữa hư hại là thiền định: chỉ cần một tuần thực hành cho những người từ trước không bao giờ thiền định, hoặc một buổi duy nhất cho những người thực hành có kinh nghiệm, có thể cải thiện tính sáng tạo, tâm trạng, trí nhớ và sự tập trung.

Nguồn BBC Capital