
Người dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng các giải pháp công nghệ phi tập trung, mã nguồn mở trên chuỗi (on-chain) như trò chơi blockchain và các giao thức DeFi. Ảnh: TL.
CEO Consensys: Bước nhảy trong kỷ nguyên blockchain kết hợp A.I
dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu khu vực về blockchain. Theo đó, trong năm tới, Việt Nam sẽ thiết lập được nền tảng phát triển công nghệ chuỗi khối, bao gồm hình thành hạ tầng chuỗi khối Việt Nam bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; hỗ trợ khả năng tương tác, tích hợp và chia sẻ giữa các chuỗi khối; hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối.
NCĐT đã trao đổi với ông Joseph Lubin, đồng sáng lập kiêm CEO Consensys, tập đoàn toàn cầu phát triển phần mềm blockchain và công nghệ Web3, về cơ hội và thách thức của Việt Nam trong mục tiêu nói trên.
Những phân khúc blockchain nào sẽ thu hút vốn đầu tư toàn cầu vào năm 2025 và Việt Nam đang ở đâu trong việc dịch chuyển dòng vốn này?
Tiền mã hóa sẽ tiếp tục thu hút lượng vốn đáng kể trong năm nay, kéo dài xu hướng thị trường tăng giá hiện tại. Một lĩnh vực nổi bật là sự giao thoa giữa blockchain và A.I. Năm 2024 lĩnh vực này đã thu hút hơn 8 tỉ USD vốn đầu tư, tăng gấp đôi so với năm 2023. Sự xuất hiện của các framework A.I mã nguồn mở như Eliza và Virtuals đang mở ra cơ hội tạo ra các tác nhân A.I có khả năng nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về các hệ thống tài chính và quản trị dựa trên crypto và trong tương lai sẽ có thể tự động tương tác với những hệ thống này. Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu tại thị trường Việt Nam, những phát triển này đang dẫn đầu và chúng tôi tin rằng chúng sẽ trở thành phương tiện chính giúp người dùng tương tác với blockchain trong tương lai.
Một xu hướng quan trọng khác là nhận thức và việc áp dụng các quỹ ETF Ethereum và Bitcoin ngày càng tăng sau khi được phê duyệt tại Mỹ vào năm 2024 và dần trở nên phổ biến tại các nước khác. Các quỹ ETF này đã thu hút hàng tỉ USD, minh chứng cho nhu cầu mạnh mẽ từ giới đầu tư. Mặc dù Việt Nam chưa có quỹ ETF Bitcoin và Ethereum nào, nhưng mức độ nhận thức cao của người Việt về các quỹ này cho thấy tiềm năng đáng kể cho việc chấp nhận loại hình đầu tư nói trên trong tương lai. Bên cạnh đó, Việt Nam đang vượt qua Mỹ và châu Âu trong việc áp dụng các trò chơi blockchain và tài chính phi tập trung (DeFi), tiếp nối sự phổ biến của các giao thức này từ vài năm trước.
Đôi khi, một công nghệ tiên tiến xuất hiện có thể giúp một quốc gia vượt qua cả một thế hệ công nghệ nhờ tính dễ tiếp cận và khả năng áp dụng rộng rãi. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có thể tạo ra bước nhảy vọt để đạt đến hạ tầng tài chính tiên tiến nhất thế giới nếu tập trung vào tài chính phi tập trung được tích hợp công nghệ A.I.
Mục tiêu nắm giữ tài sản kỹ thuật số của người Việt đã phát triển như thế nào trong 5 năm qua?
Động lực sử dụng tiền mã hóa của người Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong 5 năm qua. Nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy các lý do chính thúc đẩy người Việt đầu tư vào tiền mã hóa bao gồm mục đích đầu cơ, phòng ngừa rủi ro từ biến động tiền tệ, tiếp cận dịch vụ tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng và tạo thu nhập từ trò chơi điện tử.
Hiện nay, tại Việt Nam, tỉ lệ người dùng có ý định mua tiền mã hóa trực tiếp đã giảm nhẹ (từ 57% xuống 50%) trong khi tỉ lệ sở hữu ví kỹ thuật số đã tăng lên 60%, nhằm tương tác với các công nghệ Web3 lâu dài hơn, cho thấy ngành đang tăng trưởng dần. Có thể thấy điều này thông qua tỉ lệ tham gia vào các trò chơi blockchain (26%) và các giao thức DeFi (25%) đã tăng đáng kể, cùng với sự quan tâm ngày càng lớn đối với đầu tư tiền mã hóa mang tính chất tổ chức, được thúc đẩy bởi sự gia tăng giá trị của các quỹ ETF Ethereum và Bitcoin.
![]() |
Đáng chú ý, có sự chuyển dịch rõ rệt sang nhóm người dùng trẻ tuổi. Theo khảo sát của chúng tôi, năm 2024, 47% người sở hữu tiền mã hóa tại Việt Nam thuộc nhóm tuổi từ 26-38 và 38% từ 18-25 tuổi. Xu hướng này phù hợp với sự phát triển toàn cầu, khi các thế hệ lớn lên trong kỷ nguyên số có xu hướng dễ dàng tiếp nhận các công nghệ mới. Từ góc nhìn của chúng tôi, tương lai Web3 của Việt Nam đầy hứa hẹn, được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ am hiểu công nghệ và sự nhận thức ngày càng cao về tiềm năng đột phá của blockchain.
Những xu hướng này chỉ ra điều gì về việc áp dụng blockchain trong tương lai tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mối quan tâm ngày càng tăng về quyền riêng tư dữ liệu?
Người dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng các giải pháp công nghệ phi tập trung, mã nguồn mở trên chuỗi (on-chain) như trò chơi blockchain và các giao thức DeFi. Đồng thời, họ cũng bày tỏ sự quan tâm đến các sản phẩm tài chính mang tính tổ chức như Stablecoin.
Khi các xu hướng này tiếp tục phát triển, lợi ích của công nghệ giao thức phi tập trung, mã nguồn mở đối với “tech crypto” sẽ ngày càng trở nên hiển nhiên, đặc biệt trong các khía cạnh liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi tin rằng A.I sẽ được tích hợp vào mọi khía cạnh của blockchain, vì đóng góp vào việc làm nổi bật trong cách xử lý dữ liệu giữa công nghệ mã nguồn mở và mã nguồn đóng.
Ví dụ, các mô hình A.I mã nguồn đóng thường thu thập và lưu giữ dữ liệu người dùng để phục vụ mục đích đào tạo, nhưng lại thiếu cam kết rõ ràng về việc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. Ngược lại, việc áp dụng mô hình mã nguồn mở cho các dự án kết hợp giữa crypto và A.I có thể mang lại cho người dùng sự minh bạch hơn về kiến trúc hệ thống và cách xử lý dữ liệu của mô hình. Điều này mang đến những lợi thế tương tự như các sản phẩm crypto mã nguồn mở, ví dụ như khả năng chống lại việc làm sai lệch dữ liệu và ngăn chặn hành vi đánh cắp dữ liệu.
Hệ sinh thái blockchain của Việt Nam, nổi bật với mức độ tương tác cao của người dùng và sự quan tâm mạnh mẽ đến cả các ứng dụng phi tập trung lẫn các sản phẩm tài chính mang tính tổ chức, đang đưa nước này trở thành một trong những điểm tiên phong áp dụng blockchain trên toàn cầu. Khi ngành tiếp tục phát triển, các nguyên tắc mã nguồn mở sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo quyền riêng tư và củng cố niềm tin của người dùng, đặc biệt khi A.I ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn trong không gian blockchain.