Tổng giám đốc trẻ Lê Viết Hiếu tại Công ty Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: TL.

 
Hải Bằng Thứ Tư | 23/06/2021 16:17

CEO 9X Lê Viết Hiếu sau 1 năm chuyển giao thế hệ

Sau 1 năm ngồi trên ghế CEO, ông Lê Viết Hiếu chia sẻ về cách quản trị của mình: "Tôi lãnh đạo công ty bằng cách đưa ra những câu hỏi".

Trong cuộc họp Đại hội Cổ đông 2021, nhiều cổ đông quan tâm hỏi về khả năng lãnh đạo của Tổng giám đốc trẻ Lê Viết Hiếu, và cách điều hành của ông Hiếu tại Công ty Xây dựng Hòa Bình.

Thay mặt Ban lãnh đạo công ty, đồng thời là Thành viên Hội đồng quản trị, ông Đặng Doãn Kiên, chia sẻ: Ông Hiếu dù tuổi đời còn nhỏ tuy nhiên đã gắn bó với Hòa Bình từ rất lâu, cả thị trường miền Nam và Bắc. Ông Hiếu cũng có khả năng gắn kết ban lãnh đạo rất tốt, cùng với đó nhiệt huyết tuổi trẻ cũng là điều đáng ghi nhận.

Cũng trong cuộc họp này, CEO Lê Viết Hiếu cũng đích thân chia sẻ về những chiến lược và giải đáp thắc mắc cụ thể về tình hình của Hòa Bình vói các cổ đông. Theo ông Hiếu, hiện tại việc kiểm soát các khoản phải thu cũng như xử lý nợ xấu là trọng tâm của Hòa Bình. Trong đó, đến 50% chỉ tiêu tài chính là sẽ cải thiện dòng tiền, cơ cấu khoản phải thu và trả nợ. Hàng tháng các nhóm cũng họp để cập nhật kịp thời các khoản phải thu, để có những động thái phù hợp cải thiện dòng tiền…

Ảnh: TL.
 CEO Lê Viết Hiếu cũng đích thân chia sẻ về những chiến lược và giải đáp thắc mắc cụ thể về tình hình của Hòa Bình vói các cổ đông. Ảnh: TL.

Năm 2021, Hội đồng quản trị Hòa Bình đặt chỉ tiêu xử lý 500 tỉ đồng nợ xấu, hiện đã thực hiện được 400 tỉ đồng nên khá tự tin về chỉ tiêu vượt nợ xấu. Về đóng góp, thực tế thì tình hình Hòa Bình hoạt động rất hiệu quả bất chấp dịch COVID-19. Tính đến hiện tại, Công ty đã trúng được khoảng 10.000 tỉ giá trị thầu, so với tổng kế hoạch năm là 14.000 tỉ đồng.

Ban lãnh đạo Hòa Bình đồng ý giá cổ phiếu giảm, tuy nhiên trên thị trường có nhiều đơn vị giá thị trường không phản ánh đúng với giá trị sổ sách. Hiện, với thị giá khoảng 15.000-16.000 đồng/cp thì đang ngang bằng với giá trị sổ sách của Công ty.

Chưa kể, xu hướng thị trường cũng đi theo dòng khác nhau, và như thế nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu khác (bất chấp tốt hay xấu) để lấy tiền về và đi theo xu hướng mới. Tại Hòa Bình, cổ đông nhỏ lẻ rất nhiều, nên dễ bị ảnh hưởng bởi tân lý này của cổ đông.

Thể hiện vai trò quyết đoán của mình, ông Hải, cho biết: Có thể nói vụ kiện giữa Hòa Bình và FLC thì phía Hòa Bình đã thành công tốt đẹp và kết thúc. Ngày mai biên bản thoả thuận giữa hai bên sẽ chính thức ký tại Cục thi hành án Thành phố Hà Nội. Theo đó, FLC sẽ trả 285 tỉ đồng cho Hòa Bình (nợ gốc 192 tỉ đồng).

Ảnh: TL.
Năm 2016, ông Hiếu gia nhập Tập đoàn Hòa Bình với vị trí Phó Giám đốc phát triển thị trường nước ngoài. Ảnh: TL.

Vừa qua FLC đã thanh toán được 20 tỉ đồng cho Hòa Bình ở Hợp đồng 27, còn lại khoảng 15 tỉ đồng. Mặt khác, tại Hợp đồng 18, nợ gốc là 162 tỉ thì theo phán quyết của toà, FLC sẽ thanh toán 234 tỉ nhưng do phát sinh lãi thanh toán chậm, do đó giá trị lên đến 250 tỉ đồng. Chắc chắn FLC sẽ phải thanh toán đúng theo tiến độ cam kết. FLC cũng cam kết rút tất cả các đơn kiện đã gửi các nơi, cũng như không đưa vụ kiện tại Hoà Giấy lên các cấp nữa. Nhìn chung, HBC đã chấm dứt các vụ kiện với FLC. Tính chung, từ nay cho đến tháng 4 năm sau Hòa Bình sẽ nhận về 265 tỉ từ FLC.

Ông Lê Viết Hiếu sinh năm 1992, tốt nghiệp chuyên ngành tài chính doanh nghiệp tại trường California Polytechnic State University (Mỹ). Trở về Việt Nam, ông Hiếu làm việc 2 năm tại ngân hàng Shinhan với vị trí chuyên viên tín dụng doanh nghiệp trước khi làm việc tại Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Năm 2016, ông Hiếu gia nhập Tập đoàn Hòa Bình với vị trí Phó Giám đốc phát triển thị trường nước ngoài. Đến năm 2018, ông lên chức Giám đốc Phát triển thị trường nước ngoài. Từ tháng 5.2019, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Đối ngoại khu vực miền Bắc. Tính tới ngày 5.6, ông Hiếu sở hữu hơn 1 triệu cổ phiếu Hòa Bình, tỉ lệ 0,46%. Ngoài ra, ông Hiếu hiện còn là Thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Chứng khoán Sen Vàng, nơi ông Lê Viết Hải làm chủ tịch Hội đồng quản trị.