Ảnh: TL

 
Quỳnh Anh Thứ Sáu | 14/02/2020 09:31

Báo Thái nói gì về tham vọng đưa đội tuyển Việt Nam dự World Cup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Bangkok Post vừa đưa ra một số nhận định về tham vọng giúp bóng đá Việt Nam hóa rồng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Sau một sự nghiệp bắt đầu bằng việc kinh doanh mì gói, người đàn ông giàu nhất Việt Nam không lạ gì với những cuộc dấn thân...Bây giờ ông đang thực hiện một chuyến phiêu lưu khác: cố gắng đưa đội tuyển bóng đá quốc gia lần đầu tham dự World Cup. Chưa có đội bóng Đông Nam Á nào tham dự sân chơi lớn nhất của bóng đá thế giới, nhưng ông Phạm Nhật Vượng - CEO của tập đoàn Vingroup, và tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam - không coi đó là trở ngại.

Học viện bóng đá 15 triệu USD của Vingroup bên ngoài Hà Nội đã giúp Việt Nam trở thành một cường quốc phát triển trong bóng đá châu Á, sau khi họ lọt vào tứ kết Asian Cup năm ngoái.

Đội tuyển quốc gia Việt Nam đã lên ngôi vô địch Đông Nam Á năm 2018, và đội tuyển U-22 tuổi đã giành được huy chương vàng tại Đại hội thể thao Đông Nam Á vào tháng 12 năm ngoái.

Các chiến binh Sao Vàng cũng đang đứng đầu bảng trong vòng loại World Cup 2022, nhưng họ vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn giành được một trong bốn vị trí của châu Á - hoặc một vị trí thứ 5 nhằm tham dự vòng playoff - cho năm 2022.

aa
Ông Philippe Troussier (giữa, đeo kính) đang quan sát cầu thủ tập luyện tại trung tâm PVF.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể học hỏi từ tấm gương của chủ nhà World Cup 2022 - Qatar, nước mà sau khi xây dựng một học viện hiện đại và mời chuyên gia nước ngoài, đã lần đầu vô địch châu Á vào năm ngoái.

Các huyền thoại của Manchester United, Ryan Giggs và Paul Scholes đã trở thành cố vấn cho học viện của Quỹ khuyến khích tài năng bóng đá Việt Nam (PVF), mở cửa vào năm 2017.

Một học viện hoàn chỉnh với các sân được cắt tỉa cẩn thận và các thiết bị cực kỳ hiện đại, bao gồm trình giả lập 360S - một phòng tùy chỉnh nơi người chơi nhận bóng từ nhiều góc độ khác nhau và phải đánh các mục tiêu điện tử di chuyển.

Cơ ngơi này là một liên doanh táo bạo của ông Vượng, người đã gầy dựng tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam và tích lũy khối tài sản trị giá khoảng 7,8 tỷ USD.

Giám đốc kỹ thuật của học viện PVF, cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Nhật Bản, ông  Philippe Troussier - người cũng đang dẫn dắt đội U19 Việt Nam - cho biết kết quả rất khả quan.

"Chúng tôi đã bắt đầu một quá trình mạnh mẽ để phát triển nền bóng đá của chúng tôi , phát triển các cầu thủ của chúng tôi, giáo dục các cậu bé, để xuất khẩu các cầu thủ lên tầm quốc tế", ông Troussier nói với AFP. Ông nói thêm: "Chúng tôi đang trên con đường đó".

Trường đào tạo này hiện đang có gần 200 cầu thủ trẻ từ chín đến 19 tuổi, được tuyển dụng từ khắp đất nước và đào tạo tới năm giờ một ngày.

Trong khi, các cựu danh thủ Giggs và Scholes bổ sung sức mạnh ngôi sao và kinh nghiệm cấp cao nhất, ông Troussier là một người có năng lực huấn luyện không thể bài cãi, sau khi dẫn dắt Nhật Bản đến danh hiệu vô địch châu Á năm 2000 và vào đến vòng 16 đội tại World Cup 2002.

Nhưng bất chấp số tiền khủng và những tên tuổi lớn, World Cup tiếp theo [2020] vẫn có thể là một điều xa vời với Việt Nam.

"Tôi không nghĩ họ có thể  tham dự World Cup 2022 vì họ phải cạnh tranh những cường quốc châu Á như Iran, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc để có được một suất tham dự được Fifa phân bổ cho khu vực châu Á", ông Steve Darby, cựu HLV trưởng của đội nữ Việt Nam, cho biết.

World Cup 2026 - khi số lượng đội sẽ tăng từ 32 lên 48 - có thể là một mục tiêu thực tế hơn. Nhưng ngay cả khi đó, họ sẽ vẫn bị coi là "kẻ yếu", ông Darby nói.

"Bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào được tham dự sẽ được coi là những đội bóng và cũng có thể được xếp nhóm thấp. Phải mất thời gian để cải thiện lên vị trí cao hơn", ông nói.

Tuy nhiên, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã gây chú ý với sự tiến bộ của họ, điều này đã đẩy thứ hạng họ lên mức cao nhất mọi thời đại, bậc 94 trong bảng xếp hạng FIFA.

Các đội trẻ cũng đang thể hiện sự hứa hẹn, lần đầu tiên tham dự World Cup U20 năm 2017 và một năm sau đó là lọt vào trận chung kết Giải vô địch U23 châu Á.

Người hâm mộ trên khắp đất nước tràn ra đường sau những thành công của Việt Nam và sẽ ăn mừng rất điên cuồng nếu họ giành quyền tham dự World Cup.

Hậu vệ Trần Hoàng Phúc, xuất thân từ một gia đình nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh, gia nhập PVF năm 2012 khi anh 11 tuổi, mơ ước được giống như thần tượng của mình, hậu vệ David Luiz của Arsenal.

"Tôi sẽ cố gắng hết sức để chơi cho đội tuyển quốc gia và hy vọng được chơi tại giải đấu lớn nhất thế giới, World Cup", Phúc, người được triệu tập tới đội U19 Việt Nam, nói với AFP.

Nguồn Bangkok Post