50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2020-2021. Ảnh: Quý Hòa

 
Hân Nguyễn Thứ Hai | 17/01/2022 21:17

Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư công bố danh sách và vinh danh Top 50

Ngày 17/1/2022, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư công bố danh sách và tổ chức sự kiện vinh danh 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2020-2021 (Top 50).

Ngày 17/1/2022, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư công bố danh sách và tổ chức sự kiện vinh danh 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2020-2021 (Top 50).

Giải thưởng Top 50 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp cùng Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS) tổ chức đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội của một số doanh nghiệp trên các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bán lẻ và sản xuất công nghiệp.

Đáng ghi nhận, dù đối diện với nhiều thách thức vì đại dịch, nhưng bằng nỗ lực vượt khó và sự sáng tạo, nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. “Cổ phiếu vua” trở lại hàng ngũ danh giá một cách ấn tượng khi có tới 9 cái tên xuất hiện trong bảng xếp hạng, gồm ACB, HDB, MBB, SHB, TCB, TPB, VCB, VIB và VPB. Ngoại trừ “anh cả” VCB, những thương hiệu được vinh danh lần này đều đến từ khối ngân hàng tư nhân - khu vực được đánh giá là năng động và hiệu quả.

Sau ngân hàng, bất động sản là lĩnh vực nổi bật dù đối mặt với không ít thách thức về quỹ đất khan hiếm, pháp lý siết chặt và đại dịch. Bảng xếp hạng lần này xướng tên 8 thương hiệu bất động sản nổi bật, có tính đại diện cho ngành như Vinhomes (VHM), Novaland (NVL), Khang Điền (KDH), Nam Long (NLG) và Phát Đạt (PDR).

Novaland tiếp tục duy trì vị thế số 2 trong ngành với mức vốn hóa 81.000 tỉ đồng, hiệu quả hoạt động duy trì ở mức hiệu quả (ROE đạt 17,8%). Trong số các gương mặt vinh danh lần này, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) gây sốt với mức tăng giá cổ phiếu 169,1% trong 3 năm qua và lọt vào danh sách các doanh nghiệp vốn hóa tỉ USD.

Công nghiệp là lĩnh vực gây ấn tượng thứ 3 với 6 gương mặt xuất hiện trong Top 50. Đó là các doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho ngành thép (HPG), ngành nhựa (BMP), cáp điện (CAV), may mặc (GIL) cho đến doanh nghiệp trong ngành vận tải và logistics đầy sinh động (TMS, VSC).

Bức tranh Top 50 còn chứng kiến một số gương mặt xuất sắc đến từ các ngành chăm sóc sức khỏe (DHG, IMP), dịch vụ tài chính (SSI, HCM, VCI, VND), thực phẩm và nước giải khát (DBC, MSN, SAB, SBT, VNM) hay xây dựng và vật liệu (HTN, IJC, KSB, VCS).

TOP 50 CÔNG TY KINH DOANH HIỆU QUẢ NHẤT VIỆT NAM 2020-2021 

Xếp hạng

Mã CK

Tên TV

1

HDG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô

2

VIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

3

PDR

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt

4

DGW

Công ty Cổ phần Thế Giới Số

5

HTN

Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons

6

VHM

Công ty Cổ phần Vinhomes

7

HPG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

8

DBC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam

9

VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam

10

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

11

GIL

Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh

12

TPB

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Tiên Phong

13

IJC

Công ty Cổ phần Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật

14

CAV

Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam

15

MWG

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

16

CRE

Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ

17

MBB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

18

SHB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

19

PNJ

Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

20

SCS

Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn

21

VCS

Công ty Cổ phần Vicostone

22

HDB

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

23

VND

Công ty Cổ phần Chứng khoán Vndirect

24

VPB

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

25

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

26

KSB

Công ty Cổ phần Khoáng Sản và Xây dựng Bình Dương

27

TMS

Công ty Cổ phần Transimex

28

BWE

Công ty Cổ phần Nước môi trường Bình Dương

29

MSN

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

30

VSC

Công ty Cổ phần Tập Đoàn Container Việt Nam

31

FPT

Công ty Cổ phần FPT

32

TCM

Công ty Cổ phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công

33

SBT

Công ty Cổ Phần Thành Thành Công - Biên Hòa

34

VNM

Công ty cổ phần sữa Việt Nam

35

KDH

Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền

36

VIC

Tập đoàn Vingroup - Công ty CP

37

SSI

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI

38

REE

Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh

39

SAB

Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

40

VJC

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet

41

GAS

Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần

42

VCI

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt

43

NLG

Tập đoàn Nam Long

44

HCM

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

45

BMP

Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh

46

NVL

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va

47

IMP

Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm

48

BVH

Tập đoàn Bảo Việt

49

DHG

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

50

TLG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long

Bán lẻ là lĩnh vực nóng bỏng nhất những năm qua nhờ tầng lớp trung lưu gia tăng. Nhờ đó, các thương hiệu bán lẻ trong ngành luôn nằm trong top những doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhất. Điển hình như Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) ghi nhận doanh thu năm 2020 đạt 108.546 tỉ đồng, lợi nhuận ròng 3.920 tỉ đồng.

Trong bảng xếp hạng Top 50 lần này, số lượng doanh nghiệp đạt giá trị tỉ USD tăng cao kỷ lục với 22 cái tên, trải rộng từ ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, công nghệ, hàng không, dầu khí đến bảo hiểm và thực phẩm - nước giải khát. Đứng đầu danh sách tỉ USD là Tập đoàn Vingroup (VIC) khi đạt giá trị 17,96 tỉ USD, xếp thứ 2 là Vietcombank (VCB) với 15,51 tỉ USD, Vinhomes đứng vị trí thứ 3 với 14,06 tỉ USD. Những tên tuổi kế tiếp là Vinamilk (VNM), Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) và Hòa Phát (HPG).

Số lượng doanh nghiệp đạt giá trị tỉ USD trong bảng xếp hạng TOP 50 2021 tăng cao kỷ lục với 22 công ty. Ảnh: Quý Hòa
Số lượng doanh nghiệp đạt giá trị tỉ USD trong bảng xếp hạng TOP 50 2021 tăng cao kỷ lục với 22 công ty. Ảnh: Quý Hòa

22 DOANH NGHIỆP TỈ ĐÔ 2020-2021

STT

Mã CK

Tên TV

1

VIC

Tập đoàn Vingroup - Công ty CP

2

VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam

3

VHM

Công ty Cổ phần Vinhomes

4

VNM

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

5

GAS

Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần

6

HPG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

7

TCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

8

SAB

Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

9

VPB

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

10

MSN

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

11

MBB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

12

NVL

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va

13

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

14

VJC

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet

15

MWG

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động

16

FPT

Công ty Cổ phần FPT

17

VIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

18

SHB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

19

BVH

Tập đoàn Bảo Việt 

20

HDB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

21

TPB

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Tiên Phong

22

PDR

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt

Trong số 22 doanh nghiệp tỉ USD này, có tới 15 đơn vị không có nguồn gốc xuất thân từ “Nhà nước”. Điều này một lần nữa khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Một số thậm chí đã vươn ra khỏi biên giới và lọt vào danh sách những doanh nghiệp lớn của châu Á và thế giới.

Năm 2022 sẽ là một năm rất thách thức với cộng đồng doanh nghiệp cả Việt Nam lẫn thế giới. Tuy nhiên, sự tích cực của nền kinh tế được kỳ vọng sẽ giảm bớt tác động của dịch bệnh đến hiệu quả của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm tới, triển vọng xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp tỉ USD là khả khi nhờ kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. World Bank dự báo nền kinh tế năm 2022 sẽ tăng trưởng 5,5% nhờ người tiêu dùng và nhà đầu tư lấy lại niềm tin, trong khi lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được hưởng lợi nhờ nhu cầu ổn định từ Mỹ, EU và Trung Quốc. Động lực tăng trưởng còn được thúc đẩy nhờ làn sóng đầu tư vào công nghệ, số hóa bùng nổ ở tất cả các ngành nghề. Bên cạnh đó, gói kích thích kinh tế trị giá gần 350.000 tỉ đồng và triển vọng nâng hạng từ thị trường biên (Frontier Markets) lên mới nổi (Emerging Markets) sẽ tạo cú hích cho các doanh nghiệp cả về tăng trưởng và giá trị vốn hóa.

Ông Đỗ Nhật Thanh- Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư
Ông Đỗ Nhật Thanh- Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư. Ảnh: Quý Hòa
Ông Phạm Văn Thinh- TGĐ Công ty TNHH Deloitte
Ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, cập nhật và dự báo kinh tế Việt Nam và thế giới. Ảnh: Quý Hòa
Bà Tiêu Yến Trinh, CEO Talentnet
Bà Tiêu Yến Trinh, CEO Talentnet, trình bày về quản trị doanh nghiệp và nhân lực thời kỳ hậu COVID
Vinh danh 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2020-2021. Ảnh: Quý Hòa
Vinh danh 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2020-2021. Ảnh: Quý Hòa