Hiện nay, y học vẫn chưa ghi nhận hiệu quả của phương pháp bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ… đối với điều trị đột quỵ. Ảnh: T.L.

 
Hoàng Kim Thứ Ba | 03/10/2023 09:00

Lời khuyên “bất di bất dịch” trong phòng ngừa đột quỵ

Cần tỉnh táo khi áp dụng phương pháp dân gian trong điều trị đột quỵ nhằm tránh tăng nguy hiểm cho người bệnh.

Khi một người bị đột quỵ, mỗi giây đều rất giá trị và những can thiệp kịp thời trong “thời gian vàng” không chỉ giúp cứu sống mà còn tránh được những biến chứng nặng. Tuy nhiên, cần tỉnh táo khi áp dụng phương pháp dân gian trong điều trị đột quỵ nhằm tránh tăng nguy hiểm cho người bệnh.

Không tự ý chữa đột quỵ bằng mẹo

Đầu tháng 7, bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận bệnh nhân 66 tuổi bị đột quỵ trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ phải hội chẩn trực tuyến cùng bệnh viện Bạch Mai để can thiệp lấy huyết khối, tái thông mạch não. Nguyên nhân dẫn đến nguy kịch là do người nhà đã bôi nước gừng rồi lấy kim chích lể các đầu ngón tay và tai để bóp bỏ "máu độc" khi thấy người bệnh có dấu hiệu yếu nửa người bên trái, nói ngọng, đau đầu…

Hiện nay, y học vẫn chưa ghi nhận hiệu quả của phương pháp bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lể… đối với điều trị đột quỵ. Ngược lại, hậu quả nghiêm trọng là làm mất “thời gian vàng” trong cấp cứu, dẫn đến những biến chứng nặng cho người bệnh, thậm chí tử vong.

Không tự ý chữa đột quỵ bằng mẹo dân gian
Không tự ý chữa đột quỵ bằng mẹo dân gian.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh, Phó Giám đốc Điều hành Bệnh viện thành phố Thủ Đức, khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ như méo miệng, yếu tay chân, khó nói, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng… tuyệt đối không cho uống bất cứ loại thuốc nào để giảm đau, đặc biệt là aspirin. Bởi vì đột quỵ thường có 2 nguyên nhân: Thiếu máu cục bộ do cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn mạch máu (chiếm 80%) và đột quỵ do vỡ mạch máu (chiếm 20%). Nếu không may bị đột quỵ do vỡ mạch máu thì việc dùng aspirin có thể gây chảy máu nhiều hơn do aspirin là chất làm loãng máu. Đồng thời, cũng không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ thứ gì vì cơn đột quỵ sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, dễ dẫn đến việc bị nghẹt đường thở.

Bác sĩ Thanh cũng cho biết, điều cần làm ngay khi thấy ai đó có dấu hiệu đột quỵ là gọi cấp cứu để được hỗ trợ và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý, cần nhớ chính xác thời gian khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện để bác sĩ có phương pháp cấp cứu kịp thời và an toàn nhất.

Cần kiểm soát và can thiệp trước các triệu chứng đột quỵ thoáng qua
Cần kiểm soát và can thiệp trước các triệu chứng đột quỵ thoáng qua.

Với một số người, các triệu chứng của đột quỵ có thể xuất hiện thoáng qua vài phút rồi biến mất. Tuyệt đối không chủ quan vì đây chính là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), còn được gọi là “đột quỵ nhẹ”. Đây là dấu hiệu tiềm ẩn nghiêm trọng chắc chắn có thể dẫn đến đột quỵ hoàn toàn nếu không được kiểm soát và can thiệp sớm.

Kiểm soát rủi ro trước khi đột quỵ có cơ hội tấn công

Tuổi tác và tiền sử gia đình là nguyên nhân gây đột quỵ khó can thiệp vì không ai có thể đảo ngược năm tháng hoặc thay đổi lịch sử gia đình. Tuy nhiên, nguy cơ đột quỵ phần lớn do nhiều nguyên nhân chủ quan và có thể kiểm soát. Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh cho rằng điều quan trọng là mỗi người cần nâng cao ý thức và chủ động trong phòng bệnh.

Hạ huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân có thể làm tăng gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ. Để giữ huyết áp ổn định nên hạn chế muối, các thực phẩm giàu cholesterol như đồ chiên, nướng, phô mai...; Nên ăn nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít đường; Tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày..

Giảm cân: Béo phì cũng như các biến chứng liên quan như huyết áp cao và tiểu đường làm tăng khả năng đột quỵ. Do đó, cần thăm khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ kiểm tra chỉ số BMI và xây dựng chế độ ăn đủ nhu cầu; Chọn môn thể thao phù hợp và luyện tập mỗi ngày. Nhớ rằng, tập thể dục không chỉ giúp giảm cân và giảm huyết áp mà còn là phương pháp độc lập giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Phòng/trị bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao sẽ làm hỏng các mạch máu, cục máu đông dễ hình thành. Do đó, nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và điều trị bằng thuốc để giữ lượng đường trong máu ổn định.

Lựa chọn các thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, an toàn là lời khuyên “bất di bất dịch” để duy trì sức khỏe dẻo dai và bền bỉ theo thời gian, trong đó có hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ. Bên cạnh chế độ ăn hằng ngày đảm bảo đủ 4 nhóm chất, đa dạng thực phẩm và cách chế biến, ăn đủ bữa, uống đủ nước, nên sử dụng thêm thực phẩm chứa enzym nattokinase để tạo “lá chắn” an toàn cho sức khỏe.

NattoEnzym với Enzym Nattokinase giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, chất lượng Nhật Bản
NattoEnzym với Enzym Nattokinase giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, chất lượng Nhật.

Thực phẩm chứa Enzym Nattokinase được chiết xuất từ đậu nành lên men, món ăn giúp người Nhật sống thọ nhất thế giới, đã được khoa học chứng minh có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt hơn. Qua đó mang lại hiệu quả phòng ngừa đột quỵ cho người sử dụng.

Enzym Nattokinase đã có mặt trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang và được bảo chứng chất lượng bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật (JNKA) về nguồn nguyên liệu nattokinase nhập độc quyền từ Nhật và dây chuyền sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP. Đặc biệt, NattoEnzym Red Rice còn được bổ sung men gạo đỏ mang lại tác dụng hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao, giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu, hỗ trợ ổn định huyết áp và giúp dự phòng đột quỵ.

 

TPBVSK "NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật", giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; hỗ trợ làm tan cục máu đông trong lòng mạch, tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.

NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.

NattoEnzym Red Rice có thành phần chính là men gạo đỏ và nattokinase đã được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh cũng như Hiệp hội Nattokinase Nhật (JNKA) chứng nhận về hiệu quả chống hình thành và làm tan cục máu đông, giúp dự phòng đột quỵ, tăng tuần hoàn và lưu thông máu, hỗ trợ ổn định huyết áp…

Các sản phẩm đã vượt qua sự kiểm định khắt khe hằng năm của JNKA về nguồn nguyên liệu nhập khẩu độc quyền từ Nhật, sản xuất đạt chuẩn GMP. Dấu mộc của JNKA được in trên bao bì chính là bảo chứng khẳng định cho chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm.

Sản phẩm của: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2543/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.