Ông Frank Gilbreth đã phát hiện những công nhân lười biếng luôn có khả năng nghĩ ra những cách thức làm việc sáng tạo nhất để tránh tình trạng tiêu tốn năng lượng và sức lực. Ảnh: TL.
Triết lý thành công của những "tỉ phú lười"
Một nghiên cứu của tờ Journal of Health Psychology ở Mỹ cho thấy những người lười vận động trung bình thông minh hơn những người năng động. Thậm chí các nhà nghiên cứu còn gọi “lười biếng” là “nhu cầu nhận thức”.
Cuộc khảo sát đã chia 60 đối tượng thành 2 nhóm “tư duy” và “không tư duy”. Tất cả những người tham gia đều phải đeo thiết bị theo dõi trong 7 ngày để nghiên cứu sâu về thói quen hoạt động của họ.
Theo cuộc điều tra cho thấy: Những người trong nhóm “tư duy” dễ bị nhàm chán, họ trở nên lầm lì, thụ động vì phải dành nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ.
Mặt khác, những người tham gia nhóm “không tư duy” được yêu cầu ngồi yên hoặc nghĩ về những điều trừu tượng. Tất nhiên họ sẽ dễ cảm thấy nhàm chán, nhưng bù lại họ được thích kích thích não bộ thông qua các hoạt động đòi hỏi thể chất, chẳng hạn như tập thể dục hoặc các hoạt động vận động khác.
Tỉ phú Bill Gates thích giao những nhiệm vụ khó nhằn cho nhân viên lười
Ngay cả người sáng lập Microsoft - ông Bill Gates cũng thích thuê những người lười biếng, ông thường nói: “Tôi thường chỉ định người lười biếng làm công việc khó nhằn, vì sự lười biếng của họ sẽ thúc đẩy họ tìm ra những cách dễ dàng nhất để giải quyết việc được giao.”
Có lẽ kiểu lười biếng mà ông Bill Gates nhắc đến không phải là ngồi chơi cả ngày, không làm gì cả mà là chủ động, nhanh chóng giải quyết vấn đề. Việc thuê người lười không phải là ý tưởng quá tồi bởi họ có thể là những nhà tư tưởng chiến lược với lối tắt hay cách giải quyết thông minh, tiết kiệm thời gian cũng như đóng góp ý tưởng sáng tạo cho công ty.
Câu nói nổi tiếng thể hiện quan điểm chọn người lười, có từ năm 1947 của nhà nghiên cứu Frank Gilbreth. "Vì những người lười biếng sẽ nghĩ ra cách hiệu quả nhất để tránh hao tốn năng lượng của mình".
Ông Bill Gates cũng thích thuê những người lười biếng. Ảnh: TL. |
Qua cuộc nghiên cứu các hành vi của một đội thợ lợp ngói, ông Frank Gilbreth đã phát hiện những công nhân lười biếng luôn có khả năng nghĩ ra những cách thức làm việc sáng tạo nhất để tránh tình trạng tiêu tốn năng lượng và sức lực.
Ông Gilbreth đã học được cách lợp ngói hiệu quả nhất từ những người làm việc lười biếng này. Nhận thấy điều đó, ông đã đưa ra kết luận rằng những người lười biếng sẽ dùng cách “lười biếng” để nâng cao hiệu quả và hiệu năng, và họ luôn tìm ra cách dễ dàng và nhanh gọn nhất để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tỉ phú Jack Ma: “Bạn phải có tâm thái lười biếng để đưa ra các giải pháp thông minh”
Tỉ phú Jack Ma - người sáng lập Alibaba của Trung Quốc, từng có buổi diễn thuyết với tựa đề “Edison đã lừa cả thế giới” trước nhân viên Yahoo.
Buổi diễn thuyết đề cập rất nhiều người được giáo dục tốt nhưng dường như không thể thành công. Vì họ được dạy sai cách từ thời thơ ấu, khiến họ hình thành lối sống siêng năng và chăm chỉ quá mức. Tỉ phú họ Mã đã đưa ra nhiều ví dụ về những tấm gương thành công nhờ lười biếng.
Ông Jack Ma còn cho rằng chính cuộc sống thường nhật đã chứng minh rằng những người lười biếng sẽ thông minh hơn. Ảnh: TL. |
Tỉ phú Jack Ma còn cho rằng chính cuộc sống thường nhật đã chứng minh rằng những người lười biếng sẽ thông minh hơn: Thang máy được phát minh bởi vì con người quá lười để leo cầu thang; Con người quá lười đi bộ, vì vậy họ đã phát minh ra ô tô, tàu hỏa và máy bay; Con người cũng chính vì quá lười biếng để tính từng phép tính, vì vậy họ đã phát minh ra các công thức toán học.
Ông Jack Ma tiếp tục nói rằng vì có những kẻ lười biếng này mà cuộc sống của con người mới tiến bộ. Vì vậy, ông nói “Bạn phải có phong cách lười biếng, tâm thái lười biếng, để đưa ra các giải pháp thông minh”.
Không ít những người thành công như anh em nhà McDonald, Bill Gates đều cho rằng người lười sẽ dễ làm nên chuyện hơn, thậm chí Jack Ma còn nói “Bạn không thành công vì bạn chưa đủ lười!”...