Bước ngoặt tới từ giây phút bị giáo viên phán là “không thể thành công dù làm gì đi nữa”, ông đã quyết tâm thay đổi cuộc đời mình. Ảnh: TL.
“Tỉ phú vô gia cư” chia sẻ: Chẳng có bữa trưa nào miễn phí, bạn phải tự thân vận động
27 năm trước, ông John Paul DeJoria từng là một người vô gia cư, phải sống lang thang vất vưởng hết nơi này đến nơi khác. Không có nhà, ông phải ngủ ngay trong một chiếc xe hơi cũ nát, mưu sinh bằng đủ nghề, như nhặt ve chai hay gõ cửa từng nhà rao giao báo, bán từ điển. Thậm chí, ông từng tham gia một nhóm giang hồ đường phố. Bước ngoặt tới từ giây phút bị giáo viên phán là “không thể thành công dù làm gì đi nữa”, ông đã quyết tâm thay đổi cuộc đời mình.
Theo chia sẻ từ Entrepreneur, ông John Paul DeJoria đang sống ở mảnh đất trị giá 50 triệu USD ở Malibu, sở hữu những món “đồ chơi” khủng như xe phân khối lớn, xe hơi và máy bay riêng. Hiện ở tuổi 77, sở hữu tài sản tới 2,7 tỉ USD vẫn không có ý định nghỉ hưu. Ông vừa điều hành hoạt động kinh doanh của công ty vừa tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.
Ông chủ của hai chuỗi cửa tiệm chăm sóc tóc nổi tiếng John Paul Mitchell Systems và hãng đồ uống cao cấp Patrón Spirits và đã gửi những chia sẻ hết sức chân thành cho những ai đam mê kinh doanh và muốn thành công với doanh nghiệp của riêng mình.
1. Đừng quá “sĩ diện” khi yêu cầu sự giúp đỡ
Khi còn là một người vô gia cư, với bản tính sĩ diện của mình nên thay vì xin mẹ một chỗ để ở, DeJoria chỉ xin mẹ mình vài trăm USD cho đến khi ông tạo dựng được sự nghiệp vững chắc.
Sự kiêu hãnh đến mức mù quáng có thể khiến bạn không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Ảnh" TL. |
Tại thời điểm đó, bạn của DeJoria đã tình nguyện cho ông và cậu con trai 2 tuổi mượn một căn phòng trống để ở. Một số người thậm chí còn giúp chăm sóc con trai của DeJoria, điều đó đã giúp ông có thêm thời gian ra ngoài gây dựng sự nghiệp và tập trung cho hoài bão của mình. Theo DeJoria, đó là sự ủng hộ to lớn, giúp thay đổi cả cuộc đời ông. Sự kiêu hãnh đến mức mù quáng có thể khiến bạn không bao giờ đạt được mục tiêu của mình.
2. Tự thân vận động
Khi còn là người vô gia cư, do cần tiền để mua thức ăn, DeJoria đã đi thu nhặt các vỏ chai nước giải khát để đem đi bán lấy tiền. Công việc này giúp ông có thể nuôi sống bản thân và con trai mình qua ngày.
Ông chia sẻ: “Khi tôi bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên của riêng mình, tôi không có nổi một xu dính túi. Việc đầu tiên tôi làm với tư cách là một doanh nhân là đi dọc đường phố Southall, London và trao danh thiếp của mình. Tôi đi họp bằng xe buýt. Có một lần, tôi thậm chí còn hẹn gặp một anh chàng để bàn chuyện làm ăn ở ga tàu điện ngầm. Tôi không có đủ tiền hay tài sản để đảm bảo tài chính, nên tôi đã phải tự thân vận động. Bằng sự nỗ lực, doanh nghiệp của tôi đã đạt doanh thu hơn hàng triệu USD mỗi năm. Đó cũng là động lực thúc đẩy mọi công việc kinh doanh mới của tôi.”
Nếu bạn mong một bữa trưa miễn phí, bạn không thể đi xa và mọi thứ sẽ rất nhàm chán. Ảnh: TL. |
“Nếu bạn mong một bữa trưa miễn phí, bạn không thể đi xa và mọi thứ sẽ rất nhàm chán. Hãy bước ra ngoài và làm cái gì đó. Hãy tự thân vận động.”, theo tỉ phú DeJoria.
3. Không nên chắc chắn một điều gì đó trước khi nó thực sự diễn ra
Sau khi lăn lộn với đủ ngành nghề, ông DeJoria bắt đầu tìm thấy cơ hội của mình với mảng bán dầu gội đầu. Ông từng làm nhân viên bán hàng cho Redken Laboratories vào năm 1971. Với tài năng bán hàng thiên phú của mình, ông được thăng chức lên làm quản lý.
Tuy nhiên, con đường sự nghiệp của DeJoria đã định sẵn ông phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Sau hơn 1 năm làm việc cho Redken Laboratories, DeJoria bị sa thải do bất đồng quan điểm về chiến lược kinh doanh. Ông tiếp tục công việc bán sản phẩm chăm sóc tóc, dầu gội đầu và gặt hái được một số thành công nhất định. Nhưng “huyền thoại” về DeJoria chỉ thực sự bắt đầu khi ông cùng người bạn Paul Mitchell thành lập nên hãng John Paul Mitchell Systems vào năm 1980, với vốn vay ban đầu chỉ vỏn vẹn 700 USD.
Ban đầu cả 2 đã gọi vốn được 500.000 USD nhưng nhà đầu tư đó lại từ chối vào phút cuối bởi lạm phát thời đó lên đến hơn 12%, trong khi lãi suất là 17% và DeJoria lại trở thành người vô gia cư. Việc kinh doanh không được suôn sẻ và công ty của DeJoria đã gần như phải tuyên bố phá sản ít nhất 50 lần trong năm đầu tiên. Năm thứ 3 công ty mới đem về 1 triệu USD doanh thu và năm thứ 5 là 10 triệu USD.
4. Đổ lỗi cho người khác là điều vô nghĩa
Tỉ phú DeJoria nói rằng, khi cuộc sống "đang ở dưới đáy xã hội", ông không bao giờ tìm kiếm ai để đổ lỗi cho họ. Riêng việc thu thập các vỏ chai nước ngọt để đem bán đã khiến ông bận rộn cả ngày rồi.
Một doanh nhân muốn thành công thì phải học được cách ngừng đổ lỗi cho người khác, thay vào đó hãy tìm cách giải quyết vì thời gian là có hạn. Việc đổ lỗi cho người khác sẽ không giúp lấp đầy tài khoản ngân hàng của bạn.
Có thể bạn quan tâm: