Bên cạnh những vẻ đẹp, các con số còn có thể giúp bạn thêm phấn chấn trong hành trình chinh phục mục tiêu tự do tài chính. Ảnh: Helen.edu/PV

 
Phạm Vũ Thứ Hai | 31/07/2023 17:37

Sự kỳ diệu của những con số trong tài chính

Có phải bạn vẫn luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Chúng ta cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu? Hay mất khoảng bao lâu để nhân đôi tài khoản?

Những quy tắc ẩn sau sự kỳ diệu của những con số có thể cho bạn sự mường tượng về tương lai đó. Áp dụng toán học trong việc quản lý tài chính thật sự rất đơn giản và có thể giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính tốt hơn. 

Quy tắc nhân với 25

Có lẽ con số mà tất cả chúng ta muốn biết nhất là chúng ta sẽ cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu. Nếu bạn không biết cách tính toán, bạn sẽ không biết mình có đủ tài chính để nghỉ hưu trong 10 năm hay 15 năm nữa không. Áp dụng quy tắc nhân với 25 có thể bật mí cho bạn con số đó. 

Ảnh: Biesingerfirejourney
Áp dụng quy tắc nhân với 25 có thể bật mí cho bạn con số bạn cần để nghỉ hưu. Ảnh: Biesingerfirejourney

Đầu tiên, bạn cần biết mình tiêu bao nhiêu tiền một năm. Tất nhiên, bạn không thể đoán trước được tương lai, liệu bạn đã trả hết tiền mua nhà khi nghỉ hưu chưa, bạn muốn chuyển đến khu vực có chi phí sinh hoạt cao hơn hay thấp hơn nơi bạn đang ở? Nhu cầu thiết yếu trong tương lai sẽ đắt hơn bao nhiêu?

Bạn không thể trả lời những câu hỏi đó một cách chính xác, nhưng có thể phù hợp nếu bạn sử dụng chi phí hằng năm hiện tại của bạn để tính toán cho tương lai. Dĩ nhiên, không có con số nào trong số này có nghĩa là khoa học chính xác, mà nó chỉ là một con số giúp bạn định hình tốt hơn tình hình tài chính của mình. Công thức như sau: Lấy số tiền chi tiêu 1 năm x 25 để ra được số tiền để đạt được tự do tài chính. Đây được hiểu là số tiền cho 25 năm chi phí sinh hoạt trung bình.

Có hai điều khác mà chúng ta cần tính đến con số của mình, đó là lạm phát và khoảng thời gian nghỉ hưu.100 triệu đồng của bạn hôm nay trị giá 100 triệu đồng, nhưng trong 10 năm nữa, nó sẽ có giá trị thấp hơn do lạm phát. Bạn có thể tính đến lạm phát như thế này:

10 năm nữa nghỉ hưu nhân hệ số 1,48.

15 năm nữa nghỉ hưu nhân hệ số 1,8.

20 năm nữa nghỉ hưu nhân với 2,19.

25 năm nữa nghỉ hưu nhân hệ số 2,67.

Quy tắc 72, 114 và 144 

Các chuyên gia tài chính vẫn dành lời khuyên cho bạn, rằng bạn nên đầu tư tiền của mình vào cải thiện bản thân để gia tăng thu nhập, thay vì cứ nhìn chăm chăm vào sự biến động tài sản của mình. Đầu tư là một chặng đường dài, và việc theo dõi liên tục sự lên xuống của giá trị tài sản sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết khi nào những khoản đầu tư của bạn sẽ cho trái ngọt và đưa bạn đến gần hơn mục tiêu tự do tài chính, những con số 72, 114 và 144 sẽ hé lộ cho bạn điều đó. 

Ảnh: Leverageedu
Những con số 72, 114, 144 sẽ cho bạn biết khoảng thời gian bạn cần để tăng gấp đôi, gấp ba, gấp bốn lần tài sản với một tỉ suất lợi nhuận cố định. Ảnh: Leverageedu

Quy tắc 72 là một cách đơn giản để xác định khoản đầu tư sẽ mất bao lâu để tăng gấp đôi, với mức lãi suất cố định hàng năm. Nếu tỉ suất lãi trung bình của thị trường chứng khoán là 6,25%/năm, thì quy tắc 72 cho chúng ta biết rằng sẽ mất 11,52 năm để nhân đôi số tiền của chúng ta ( 72/6,25% = 11,52 ).

Tương tự, con số 114 và 144 sẽ cho bạn biết bạn cần bao lâu để gấp 3, gấp 4 lần giá trị tài sản với tỉ suất sinh lời cố định của một kênh đầu tư nào đó. 

Những phép đo này rất gần với thực tế. Vì thế, khi bạn cảm thấy mệt mỏi với việc tiết kiệm tiền và thay vào đó muốn biến nó thành một thứ gì đó thú vị, hãy thực hiện những phép tính này để khiến bản thân phấn chấn và có động lực tiếp tục hành trình.

Có thể bạn quan tâm 

3 sai lầm mà giới siêu giàu không mắc phải

Nguồn Theo Listenmoneymatters