Các cá nhân đã dành 43 triệu giờ cho LinkedIn Learning, tăng gấp đôi khả năng phát triển bản thân, chỉ trong năm 2020. Ảnh: CNBC.

 
Mai Nam Thứ Sáu | 09/04/2021 09:44

Kỹ năng sẽ là "đơn vị tiền tệ" mới sau đại dịch

Các khóa học đã giúp 30 triệu người ở 249 quốc gia, gần 6 triệu người trong số đó ở châu Á.

Khi các công ty thích ứng với điều kiện sau đại dịch, khả năng của người lao động trong việc thể hiện các kỹ năng chính có thể trở nên quan trọng hơn kinh nghiệm hoặc chức danh công việc trước đây của họ.

Các nhà lãnh đạo tại LinkedIn cho rằng: Sự chuyển đổi nhanh chóng của các doanh nghiệp dưới đại dịch đã thay đổi cách các công ty đang tuyển dụng và sự tiến bộ ở nhân viên của họ.

 

Năm 2020, việc phong tỏa do COVID-19 gây ra buộc các nhà tuyển dụng phải nhanh chóng triển khai các công nghệ mới và cách thức làm việc linh hoạt. Giờ đây, các nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm ứng viên có thể theo kịp tốc độ thay đổi.

Nhu cầu về kỹ năng của ứng viên

Theo LinkedIn, hơn 3/4 (77%) công việc được đăng trên nền tảng của họ ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay tập trung vào các kỹ năng hơn là kinh nghiệm trong ngành và các chức danh công việc cụ thể. Các cá nhân đã dành 43 triệu giờ cho LinkedIn Learning, tăng gấp đôi khả năng phát triển bản thân, chỉ trong năm 2020.

Ảnh: TL.
Việc phong tỏa do COVID-19 gây ra buộc các nhà tuyển dụng phải nhanh chóng triển khai các công nghệ mới và cách thức làm việc linh hoạt. Ảnh: TL.

Giám đốc Điều hành kiêm phó Chủ tịch LinkedIn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc, ông Olivier Legrand cho biết: “Câu chuyện về học tập suốt đời đã xuất hiện được một thời gian. Nhưng, tôi nghĩ tác động của đại dịch đối với công ăn việc làm đã chuyển điều này trở thành điều bắt buộc”.

Đó là do nhu cầu về các kỹ năng mới, hay còn gọi là khoảng cách kỹ năng và bản chất đa ngành của các công việc và ngành công nghiệp hiện nay.

 

Đứng đầu trong số đó là các kỹ năng liên quan đến công nghệ, chẳng hạn như máy tính, phát triển phần mềm, tiếp thị kỹ thuật số và phân tích dữ liệu. Các kỹ năng phi kỹ thuật như kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án và giao tiếp cũng ngày càng trở nên quan trọng.

Theo dõi nhanh nền kinh tế châu Á

Sự thay đổi đó có thể thúc đẩy nhanh sự đổi mới. Kết quả là tăng trưởng kinh tế - đặc biệt là ở châu Á. Chủ tịch Microsoft châu Á Ahmed Mazhari cho biết: “Chi tiêu cho công nghệ tính theo phần trăm GDP (tổng sản phẩm quốc nội) sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới từ 5% lên 10% trên toàn cầu”. 

Và một phần lớn hơn của sự tăng tốc trong chi tiêu cho công nghệ là ở châu Á bởi tốc độ tăng trưởng của khu vực này cao hơn.

Theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế, chi tiêu cho công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu sẽ tăng ít nhất 5% hàng năm từ 2021-2023 khi các công ty và quốc gia bắt kịp sau đại dịch. Trong vòng 5-10 năm tới, các công nghệ mới, chẳng hạn như robot, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, sẽ chiếm 25% chi tiêu đó.

“Nhiều quốc gia sẽ bỏ qua nhiều chuỗi công nghiệp hóa và tiến bộ công nghệ. Trong bước nhảy vọt đó, nhu cầu về nhiều kỹ năng sẽ còn quan trọng hơn ngày nay”, ông Ahmed Mazhari nhận định.

Chuẩn bị thế hệ tiếp theo

Ông Ahmed Mazhari cho biết, lục địa rộng lớn châu Á với 4,3 tỉ dân, lực lượng lao động trẻ có thể thích ứng nhanh chóng với các công nghệ mới.

Châu Á là nơi sinh sống của một số người trẻ nhất thế giới. Vào năm 2020, độ tuổi trung bình của dân số Ấn Độ là 28,7 tuổi, trong khi của Malaysia là 29,2 và của Indonesia là 31,1. Con số đó là 38,5 ở Mỹ và 40,6 ở Anh.

Do đó, các cơ sở giáo dục nên bắt đầu trang bị cho học sinh một tương lai tập trung vào các kỹ năng.

“Truyền tải kỹ năng sẽ là sự thay đổi quan trọng nhất mà hệ thống giáo dục cần thực hiện, mà các chính phủ cần phải thực hiện một cách đáng kể”, ông Ahmed Mazhari khẳng định.

Để hỗ trợ quá trình chuyển đổi đó, Microsoft và LinkedIn đã cam kết trang bị cho 25 triệu người các kỹ năng kỹ thuật số mới thông qua các khóa học trực tuyến miễn phí từ Microsoft Learn, LinkedIn Learning và GitHub Learning Lab vào năm ngoái.

Các khóa học này đã giúp 30 triệu người ở 249 quốc gia, gần 6 triệu người trong số đó ở châu Á, theo Microsoft. Ảnh: TL.
Các khóa học này đã giúp 30 triệu người ở 249 quốc gia, gần 6 triệu người trong số đó ở châu Á, theo Microsoft. Ảnh: TL.

Hiện, các công ty Microsoft và LinkedIn có kế hoạch giúp 250.000 công ty tuyển dụng dựa trên kỹ năng vào năm 2021 thông qua các công cụ mới như LinkedIn Skills Path. Nó cho phép nhà tuyển dụng sàng lọc các ứng viên dựa trên kỹ năng.

Có thể bạn quan tâm:

Hơn 60% các lãnh đạo doanh nghiệp tập trung chuyển đổi công việc, gấp đôi mức độ trước đại dịch