Nghiên cứu cũng nhận thấy vai trò ngày càng tăng của lĩnh vực ngân quỹ và tài chính, cũng như các nhóm thương mại trong việc tạo điều kiện cho sự thay đổi và đổi mới. Ảnh: Schneider.

 
Tuệ Anh Chủ Nhật | 21/05/2023 10:09

Financial Times Group: 63% doanh nghiệp Việt đạt lợi nhuận nhờ chuyển đổi số

Nghiên cứu của Financial Times Group cũng cho thấy chuyển đổi số giúp 57% doanh nghiệp Việt cải thiện năng lực cạnh tranh tổng thể trên thị trường.

Mới đây, FT Longitude, bộ phận chuyên gia tư duy lãnh đạo của Financial Times Group công bố nghiên cứu về số hóa tại 22 thị trường, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu cho biết 63% công ty Việt Nam trả lời rằng chuyển đổi số đang giúp họ đạt được lợi nhuận tổng thể, 61% công ty cho rằng chuyển đổi số giúp cải thiện hiểu biết sâu sắcvề khách hàng và 57% được cải thiện năng lực cạnh tranh tổng thể trên thị trường; 56% cho biết họ đã và đang sử dụng công nghệ số trong cung cấp dịch vụ và tương tác khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, 35% công ty Việt Nam đều thuộc nhóm có được các nhà lãnh đạo đang phát triển về mặt số hóa hoạt động tương tác với khách hàng, có tiềm năng lớn về hiệu suất chuyển đổi cao trong tương lai.

 

Khoảng 12% được phân loại là "nhà lãnh đạo chuyển đổi" luôn vượt trội so với mức trung bình toàn cầu trong việc số hóa mức độ tương tác với khách hàng. Chỉ có 9% doanh nghiệp được phân loại là "người tụt hậu", bị hạn chế bởi nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi.

Theo nghiên cứu, mục tiêu quan trọng nhất của các công ty đối với chuyển đổi số là tăng hiệu quả (40%) như thông qua tự động hóa. Tiếp theo là cải thiện sự cộng tác giữa các bộ phận chức năng và nhóm (35%). Hơn một nửa (57%) đơn vị được khảo sát đã áp dụng hiệu quả văn hóa hỗ trợ triển khai tầm nhìn chiến lược để thúc đẩy quá trình số hóa thành công.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra, rào cản chính ngăn cản các công ty Việt Nam đạt được tiến bộ nhanh hơn trong chuyển đổi số là khoảng cách về trình độ nhân lực (42%) và những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu (35%).

Nghiên cứu cũng nhận thấy vai trò ngày càng tăng của lĩnh vực ngân quỹ và tài chính, cũng như các nhóm thương mại trong việc tạo điều kiện cho sự thay đổi và đổi mới. Trong lĩnh vực ngân quỹ và tài chính, công nghệ đám mây (78%) và phân tích nâng cao (65%) là những công nghệ số và thanh toán quan trọng nhất để thực hiện chuyển đổi số.

12% số lãnh đạo người Việt tham gia khảo sát là những nhà lãnh đạo chuyển đổi
12% số lãnh đạo người Việt tham gia khảo sát là những nhà lãnh đạo chuyển đổi, con số này chỉ thấp hơn Indonesia

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính (59%) và đầu tư (38%) là những hoạt động cốt lõi được ưu tiên số hóa. Đổi mới sáng tạo (khả năng suy nghĩ khác biệt về quy trình và/hoặc mô hình kinh doanh) (65%) và phân tích dữ liệu (59%) là những kỹ năng được xếp cao nhất, cần thiết nhất để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.

Trong khi đó, các nhóm thương mại chỉ ra rằng cải thiện việc chia sẻ dữ liệu trong toàn tổ chức (53%), xây dựng năng lực số mạnh mẽ hơn trong toàn doanh nghiệp (47%) và xây dựng mối quan hệ với các đối tác bên ngoài (45%), là những ưu tiên chính để cải thiện và tăng cường chuyển đổi số trong toàn tổ chức. Để đạt được các mục tiêu thương mại, bán hàng và tiếp thị (37%) cần được chuyển đổi số một cách cấp thiết nhất.

Có đến 61% doanh nghiệp cho biết việc thiếu sự hợp tác giữa phòng ban thương mại và phòng ban tài chính và ngân quỹ khiến hoạt động chuyển đổi số của công ty trở nên khó khăn hơn mức cần thiết. Khó khăn trong việc truy cập dữ liệu (41%) là thách thức thường xuyên nhất đối với các nhóm làm việc cùng nhau hướng tới chuyển đổi số.

Nhìn chung, các công ty ở Việt Nam (68%) xếp hạng cao hơn mức trung bình toàn cầu (64%) trong việc áp dụng cách tiếp cận chiến lược, nhất quán hoặc triệt để để số hóa trải nghiệm và mức độ tương tác của khách hàng.

Nghiên cứu có 1.225 người tham gia ở 15 ngành và 22 thị trường trên toàn thế giới. Những người được hỏi gồm 50% lãnh đạo cấp cao (C-suite) và 50% là C-1; 50% số người từ lĩnh vực tài chính và ngân quỹ, và 50% từ các chức năng thương mại bao gồm các nhóm bán hàng và chuyển đổi số tập trung vào tương tác với khách hàng. 60% số người được hỏi đến từ các công ty có doanh thu hàng năm từ 1 tỉ USD trở lên.

Tại Việt Nam, cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 75 công ty có doanh thu hàng năm từ 250 triệu USD đến 20 tỉ USD, hỏi về những khát vọng, thành công và mối quan tâm số của họ. Những người được hỏi chủ yếu là lãnh đạo cấp cao C-suite (64%).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 22 thị trường, Việt Nam nằm trong top 10 và đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau Singapore. Các thị trường trong top 10 khác gồm: Australia, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc Đại Lục, Singapore, Đài Loan, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

Khảo sát của Anphabe: 28% doanh nghiệp ngành tài chính giảm nhân sự