Bà Marian Salzman, "chuyên gia cập nhật xu hướng" danh tiếng trên thế giới. Ảnh: Wybcora.

 
Khánh An Thứ Bảy | 12/12/2020 17:33

10 dự báo cho năm 2021

Năm 2020 đã cho chúng ta cơ hội để sống chậm lại và suy ngẫm về cuộc sống của mình.

Dự đoán tương lai là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi vốn kiến thức sâu rộng về thế giới. Trong thời kỳ đại dịch, độ khó của thách thức này dường như nhân đôi. Vậy triển vọng cho năm 2021 sẽ như thế nào? Theo Marian Salzman, "chuyên gia cập nhật xu hướng" danh tiếng trên thế giới, chúng ta sẽ chuyển ra khỏi các thành phố, song chúng ta sẽ quay trở lại sau đại dịch. Khi đó, các căn hộ sẽ rẻ hơn và các khu vực đô thị sẽ được phủ xanh.

Dưới đây là 10 dự báo khác cho năm 2021.

1. Đã gần đến lúc chúng ta cần tự nhìn nhận lại mọi thứ

Năm 2020 đã cho chúng ta cơ hội để sống chậm lại và suy ngẫm về cuộc sống của mình. Hạn chế trong bốn bức tường, ta có thể quan sát cuộc sống của mình dưới mọi góc nhìn. Theo bà Salzman, mọi người đã chuẩn bị cho một bài đánh giá nghiêm khắc về thực tế, trong đó những hiện tượng như phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng xã hội được đặt lên hàng đầu.

2. Chúng tôi định nghĩa lại khái niệm "thời gian"

Bà Salzman kêu gọi, đã đến lúc ta phải vứt bỏ chiếc đồng hồ mà chúng ta biết đến từ thời nông nghiệp. Trước đại dịch, chúng ta làm việc từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều hoặc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Song, với việc chuyển đổi sang chính sách làm việc tại nhà, ranh giới giữa khung giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi bắt đầu mờ dần.

Như vị chuyên gia cập nhật xu hướng nhận định, một ngày vẫn có 24 giờ, song chúng ta không cần phải tuân theo các khung thời gian cụ thể.

Đây là thời điểm tốt để bắt đầu quyết định khoảng thời gian nào trong ngày chúng ta sẽ làm việc hiệu quả nhất.

Ảnh minh họa: Freepik.
Ảnh minh họa: Freepik.

3. "Chúng tôi/chúng ta" thay vì "tôi"

Giai đoạn đại dịch khiến chúng ta ngày càng mong muốn duy trì những mối quan hệ xã hội chặt chẽ, trong khi đặt các mối quan hệ hời hợt ở mức độ xã giao. Kết quả là, điều này đã phần nào làm chúng ta phân tán sự chú ý khỏi bản thân và khỏi văn hóa ái kỷ hiện hữu trong các xã hội phương Tây.

 “Một trong những vấn đề cốt yếu là nhu cầu gắn kết tất cả mọi người trong cộng đồng, vượt qua mọi biên giới lãnh thổ truyền thống, cũng như nguy cơ hình thành những nhóm thù địch,” nữ chuyên gia bày tỏ sự băn khoăn.  

4. Chuyển đổi sang "cuộc sống thực"

Đại dịch đang khiến ranh giới giữa thế giới ảo và cuộc sống thực dần bị xóa nhòa. Chúng ta không chỉ làm việc và học tập qua mạng Internet mà còn gặp gỡ bạn bè và giải quyết các vấn đề trịnh trọng. Theo bà Salzman, năm tới chúng ta sẽ bắt đầu kết hợp những gì là thực với những gì là ảo một cách thông minh hơn.

5. Tự động hóa công việc

Theo chuyên gia cập nhật xu hướng, công ty thời trang Nhật Bản Uniqlo đã thay thế 90% nhân viên trong những cửa hàng đại diện của mình tại Tokyo bằng những thiết bị robot. Tiềm năng tự động hóa công việc giờ đây đã trở thành một thực tế. Hàng triệu công nhân, dễ dàng bị thay thế bởi robot, trở thành một bộ phân dư thừa, theo quan điểm của hệ thống kinh tế.

Và ta không thể xoay chuyển tiến trình này theo chiều hướng ngược lại. Vậy đâu là giải pháp cho hiện trạng này? Salzman đề xuất, “những hoạt động tài trợ cho các chương trình tái đào tạo và nâng cao kỹ năng phải được coi trọng.”

6. Hội chứng Besieged Fortress (một cơ chế xây dựng hệ thống và tính chất chính trị)

Sự bùng nổ của đại dịch khiến chúng ta nhận ra rằng nhiều loại hàng hóa không phải chỉ dùng trong một lần. Theo Salzman, chúng ta đang ngày càng áp dụng những biện pháp thực hành sinh tồn. Việc trữ nước uống và thực phẩm sẽ không còn là điều gì gây bất ngờ như tại thời điểm năm 2020.

7. Một cuộc cách mạng trong tháp nhu cầu

Cuộc cách mạng này không chỉ xoay quanh nước máy nóng, mái nhà hay một số loại thực phẩm - vào năm 2021, chúng ta sẽ bắt đầu tập trung vào các vấn đề xã hội chung. Những vấn đề về bất bình đẳng lương và tình trạng thiếu bảo trợ xã hội sẽ thu hút sự chú ý của chúng ta hơn bao giờ hết.

Các sáng kiến ​​dựa trên mô hình kinh doanh hợp tác và lợi ích xã hội sẽ được đón nhận. Sự ủng hộ cho việc chia sẻ tài nguyên và hoạt động đánh thuế công bằng hơn sẽ gia tăng. Salzman tự hỏi, có lẽ điều này sẽ dẫn đến một tình huống mà khái niệm thu nhập cơ bản không còn được công dân coi là quá cấp tiến?

Ảnh minh họa: Freepik.
Ảnh minh họa: Freepik.

8. Chúng ta nhận ra rằng mạng Internet khiến chúng ta trở nên ngớ ngẩn

Nhà phân tích viết rằng, một mặt, mạng Internet đã cứu mạng chúng ta, song mặt khác, nó mang đến những tác động mạnh mẽ đến thói quen hàng ngày của chúng ta. Không nhất thiết phải theo nghĩa tích cực. Và, theo bà Salzman, chúng ta đã có thể quan sát điều đó.

Tại Anh, doanh số kinh doanh trò chơi cờ bàn (board game) và tiểu thuyết cổ điển đã tăng trong giai đoạn cách ly xã hội đầu tiên. Vấn đề về tỷ lệ giữa lợi ích và chi phí phát sinh do sử dụng công nghệ hiện đại chưa bao giờ lại trở nên quan trọng đến thế.

9. Các tập đoàn sẽ bắt đầu thay đổi thế giới

Theo lập luận của bà Salzman, “Những doanh nghiệp có thể trở thành niềm hy vọng lớn nhất của chúng ta trong nỗ lực tìm ra giải pháp cho các vấn đề mang tính quyết định, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, đại dịch và cuộc khủng hoảng về hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu.”

10. Chúng ta phải chấp nhận sự không chắc chắn

Việc đeo khẩu trang làm tăng hay giảm nguy cơ đối với sức khỏe? Mọi người có phát triển khả năng miễn dịch sau khi bị nhiễm bệnh không, và trong bao lâu? Vắc-xin có thực sự hoạt động không? Marian Salzman đặt từ câu hỏi này đến câu hỏi khác và lập luận rằng thế giới ngày nay dễ dự đoán hơn nhiều so với thế giới của những thế hệ trước.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những điều không chắc chắn sẽ dễ dàng được giải quyết. Salzman dự đoán rằng những công cụ đầu tư an toàn hơn, camera gia đình, hệ thống báo động, và thậm chí cả... viên tránh thai khẩn cấp sẽ trở nên phổ biến hơn. Nói một cách ngắn gọn - mọi thứ có thể mang lại cho chúng ta ít nhất một cảm giác an toàn giả.

* Có thể bạn quan tâm 

►Nữ hoàng Anh sẽ tiêm vaccine COVID-19 trong vài tuần sắp tới