Ảnh: Getty Images.

 
Hân Nguyễn Thứ Hai | 10/04/2023 11:06

Xu hướng phát triển bất động sản thương mại và công nghiệp năm 2023

Trong bối cảnh đó, nhu cầu thuê văn phòng đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững đã gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Vị trí vững vàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tạo nên sức hút của bất động sản thương mại và công nghiệp Việt Nam đối với các doanh nghiệp quốc tế. Có thể thấy, hiện nay Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về tăng trưởng kinh tế lạc quan và sức hút lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng văn phòng và tìm kiếm mặt bằng sản xuất, đặc biệt là các dự án hạng A với những yếu tố xanh, thân thiện với môi trường.

Bất động sản văn phòng: Nhiều lựa chọn mặt bằng hạng A

Nhu cầu thuê văn phòng đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững đã gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Sau COVID-19, các tiêu chí lựa chọn văn phòng của khách thuê cũng thay đổi theo chiều hướng ưu tiên các tòa nhà mới, tập trung vào các yếu tố xanh, nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần và tối ưu tương tác với nhân viên.

 

Theo báo cáo Prime Benchmark của Savills công bố tháng 1/2023, trong tương quan với các thị trường khác trong khu vực, Hà Nội và TP.HCM được đánh giá đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, song hành cùng các thị trường Singapore, Seoul hay Đài Loan. Tuy nhiên, giá thuê văn phòng hạng A vẫn ở mức trung bình trong tương quan với các thị trường khác, đơn cử như tại TP.HCM, giá thuê gộp trung bình là 62,4 USD/m2 và tại Hà Nội là 41,3 USD/m2. Trong khi đó tại Seoul, giá thuê được ghi nhận tại mức 96,3 USD/m2, Singapore là 100,5 USD/m2 và Hồng Kông, thị trường có giá thuê cao nhất, là 208,6 USD/m2. Trong thời gian tới, giá thuê hạng A dự kiến tại Hà Nội tiếp tục tăng nhẹ, tại mức 3% nhờ nguồn cung hạng A mới. 

Điểm mấu chốt luôn nằm ở việc doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng, lên kế hoạch sớm cho việc thay đổi văn phòng, đặt chất lượng dự án và uy tín của chủ đầu tư lên hàng đầu. Chủ đầu tư cũng cần được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp văn phòng từ các đơn vị chuyên nghiệp ngay từ giai đoạn lên kế hoạch để được hỗ trợ và tư vấn giải pháp văn phòng phù hợp từ các đơn vị chuyên nghiệp như Savills. Với những bước chuẩn bị kỹ càng khách thuê doanh nghiệp mới có thể tránh được các chi phí không đáng có trong quá trình cho thuê, kiếm soát được rủi ro, đặc biệt là hài lòng với nơi được chọn làm văn phòng và gắn bó lâu dài”.

Bất động sản công Nghiệp: Đầu tư nhân lực và hạ tầng để tăng sức hấp dẫn 

Bên cạnh bất động sản văn phòng, trong những năm gần đây, bất động sản công nghiệp được đánh giá là điểm sáng đối với thị trường khi thu hút được lượng đầu tư nước ngoài lớn, đi kèm với tiềm năng và sức hấp thụ tốt. Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, hiện có khoảng 563 khu công nghiệp tổng diện tích 210.900 ha. Với số lượng khu công nghiệp thực tế đã công bố là 406, trong đó 361 dự án nằm ngoài khu kinh tế, và 37 dự án thuộc khu kinh tế và 8 dự án nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. 

Nhận định về triển vọng của bất động sản công nghiệp trong năm 2023, ông Thomas Rooney, Quản lý cấp cao, Dịch vụ Tư vấn Công nghiệp, Savills Hà Nội cho biết: “Chỉ số rủi ro về kinh tế của Việt Nam hiện thấp hơn các thị trường mới nổi khác như Myanmar, Bangladesh, Lào, Campuchia hay Malaysia. Thêm vào đó, Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, lợi thế về nguồn cung lao động và cơ hội xuất khẩu lớn sang thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, mặc dù các yếu tố bất lợi về địa chính trị trên thế giới, kinh tế nội địa được kỳ vọng tiếp tục giữ ổn định nhờ sức tiêu thụ trong nước”.

Chỉ số rủi ro kinh tế các nước | Nguồn: Oxford Economics
Chỉ số rủi ro kinh tế các nước. Nguồn: Oxford Economics

Tuy nhiên, thị trường vẫn tồn tại một số thách thức dài hạn, đặc biệt đối với khách thuê, về lao động có tay nghề và cơ sở hạ tầng. Ông Thomas chia sẻ, Việt Nam có lực lượng lao động lớn, nhiều khoản đầu tư sản xuất mới và nền kinh tế đang tiến lên chuỗi giá trị nhưng vẫn thiếu nguồn cung lao động có tay nghề cao. Vì vậy, khi thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, Chính phủ cần đảm bảo chất lượng và số lượng lao động có tay nghề cao không quá chênh lệch so với các thị trường trong khu vực. Cho đến nay, Việt Nam đã vạch ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2021-2030 nhằm cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận đào tạo, song đây không phải là điều có thể làm trong một sớm một chiều. 

 

Về cơ sở hạ tầng, khu vực phía Nam đang rất cần được cải thiện mạng lưới giao thông, đặc biệt là đường bộ. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước đã chi khá lớn để phát triển cơ sở hạ tầng (5,8% tổng GDP), tuy nhiên các dự án về đường cao tốc, cảng nước sâu và cảng dịch vụ cần được cải thiện thêm. 

Có thể bạn quan tâm:

Bức tranh sáng của bất động sản công nghiệp