Vinalines xin lùi thời hạn di dời siêu đất vàng Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội
Trong văn bản vừa gửi Bộ GTVT, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đề nghị lộ trình di dời, bàn giao mặt bằng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội từ đầu tháng 5/2016 đến khi có Quyết định thu hồi đất của UBND TP HCM thay vì từ tháng 4/2016.
Vinalines cho biết khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội có chiều dài cầu cảng 1.800 mét, chiếm hơn 50% năng lực tiếp nhận tàu và hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cảng Sài Gòn. Khu vực này hiện có 5 Chi nhánh trực thuộc và 3 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Cảng Sài Gòn phải thực hiện di dời.
Nếu thực hiện bàn giao toàn bộ khu vực này cho Công ty Ngọc Viễn Đông từ tháng 4/2016 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của Cảng Sài Gòn và các Chi nhánh nêu trên. Đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Biên phòng, Hải quan, Cảng vụ hàng hải...) có trụ sở đặt tại khu vực này.
Vì vậy, để đáp ứng tiến độ triển khai Dự án chuyển đổi công năng của Công ty Ngọc Viễn Đông, đồng thời vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh khai thác tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội không bị gián đoạn, Vinalines đề nghị lộ trình do dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội từ đầu tháng 5/2016 đến khi có Quyết định thu hồi đất của UBND TP HCM Về phương thức thực hiện di dời, bàn giao mặt bằng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, Vinalines đề xuất:
Cảng Sài Gòn sẽ bàn giao từng phần một số vị trí mặt bằng tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội để Công ty Ngọc Viễn Đông triển khai công tác khoan cọc thí nghiệm phục vụ việc lập thiết kế thi công công trình.
Các vị trí này Vinalines đề nghị để cho Cảng Sài Gòn và Công ty Ngọc Viễn Đông thỏa thuận để tránh phải phá dỡ các công trình đang sử dụng, giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của Cảng Sài Gòn. Đặc biệt đảm bảo lối ra vào để cảng hoạt động được trong thời gian chưa bàn giao toàn bộ.
Trong qua trình bàn giao từng phần, Vinalines đề nghị Cảng Sài Gòn tiếp tục duy trì khai thác toàn bộ hệ thống cầu tàu tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (phạm vi 50 mét tính từ mép cầu tàu trở vào) đến hết năm 2016. Trong đó ưu tiên phương án giao thẳng và nhận hàng bằng phương tiện thủy để giảm dần lượng hàng hóa nhập kho bãi…
Để có cơ sở xây dựng phương án trình các cấp có thầm quyền xem xét quyết định các khoản hỗ trợ ngừng việc, nghỉ việc, đào tạo nghề, tạm ngừng kinh doanh khi di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, Vinalines đề nghị Bộ giao thông vận tải và các cơ quan liên quan hướng dẫn thời điểm làm căn cứ chốt danh sách lao động và tính toán mức hỗ trợ ngừng việc, nghỉ việc, đào tạo nghề, tạm ngừng kinh doanh khi di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.
Trước đó, Cảng Sài Gòn đề xuât chọn thời điểm ỉàm căn cứ chốt danh sách lao động và tính toán mức hô trợ ngừng việc, nghỉ việc, đào tạo nghề, tạm ngừng kinh doanh khi di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội ỉà ngày cỏ Thông bảo thu hồi đất của ủy ban nhản dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông do Cảng Sài Gòn hợp tác với Tập đoàn Vingroup để thành lập, trong đó, Cảng Sài Gòn nắm 26% vốn điều lệ.
Khu đất của Cảng Sài Gòn hiện tại sẽ được xây dựng thành khu đô thị gồm 3.000 căn hộ, cùng với văn phòng, trung tâm thương mại, biệt thự ven sông, ga hành khách tàu biển, trường học. Tổng diện tích của khu đô thị này là 32,1 héc ta với chiều dài bờ sông 1.800 mét, dân số dự kiến 11.650 người.
Dự án có tổng mức đầu tư trên 11.000 tỉ đồng, Công ty Ngọc Viễn Đông dự kiến sẽ bán sản phẩm từ năm 2018 và mang lại cổ tức cho cổ đông trên 10% một năm.
Cảng Sài Gòn có 5 chi nhánh và 3 công ty hoạt động trong khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội phải di dời trụ sở làm việc, địa điểm sản xuất ra Hiệp Phước. Hiện tại, số lượng lao động đang làm việc tại các đơn vị thuộc cảng Sài Gòn là 1.458 người.
Theo Quyết định 46/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, TPHCM có 5 cảng phải di dời ra khỏi nội thành trước năm 2010, song đến nay mới chỉ có Tân cảng Sài Gòn đã di dời đến Cát Lái, còn những cảng khác vẫn đang trong quá trình di dời.
Nguồn Đầu tư