callisonrtkl.com
Việt Nam không nằm trong danh sách Thành phố đắt đỏ nhất thế giới
Câu chuyện đáng đề cập trong năm qua, theo Savills, là sự gia tăng chi phí ở các thành phố lớn tại Châu Âu và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong báo cáo ngày, Savill không đề cập đến Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, trong khi đây là hai thành phố lâu nay vẫn bị cho là đắt đỏ.
Châu Á vượt lên
Lần đầu tiên kể từ năm 2011, Hồng Kông đã vượt qua New York để trở thành thành phố có giá thuê nhà đất đắt đỏ nhất thế giới theo số liệu từ Chỉ số Sống/Làm việc của Savills (Savills Live/Work Index). Trong khi Lodon, thành phố giữ vị trí đầu bảng từ năm 2011 đến năm 2015, hiện đứng thứ ba sau vị trí thứ hai là New York.
Chi phí nhà ở và văn phòng trung bình tại Hồng Kông hiện tại là 112.400 USD mỗi năm, tăng 5% trong vòng 12 tháng. Chi phí cho những phân khúc tương tự tại New York có mức 108.200 USD, giảm 1,7% theo năm và giá thuê tại London giảm 1.3%, tính theo bảng Anh, xuống mức 96.000 USD/năm. Do biến động của tỷ giá hối đoái nên khi tính theo USD thì giá thuê tại London thực tế đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn cung hạn chế đã đẩy giá thuê nhà ở tại Hồng Kông lên cao, đặc biệt tại các phân khúc thị trường cao cấp. Mặt khác, giá thuê văn phòng gia tăng do nhu cầu từ các công ty từ Trung Quốc đại lục, các công ty khai thác công nghệ và các đơn vị vận hành không gian làm việc chung (co- working).
Trái lại, giá thuê nhà tại New York tiếp tục giảm do nguồn cung dồi dào, trong khi giá thuê văn phòng giảm nhẹ do xu hướng cắt giảm nhân sự và thu nhỏ mặt bằng văn phòng của các công ty.
Xét về chi phí sống và làm việc, Hồng Kông đang đứng tại vị trí biệt lập so với các thị trường khác trên toàn châu Á. Tuy vậy, các thành phố đại lục Trung Quốc cũng đã tăng thứ hạng nhanh chóng trong những năm gần đây. Thành phố đắt đỏ nhất trong số đó là Bắc Kinh có tổng chi phí cho thuê là 54.900 đô la Mỹ/người, thấp hơn 1 nửa của Hồng Kông, giảm -0,2% (-5,5% nếu tính theo đồng nội tệ) so với năm trước, nhờ các biện pháp bình ổn thị trường đã và đang được triển khai.
Thâm Quyến đã tăng từ vị trí thứ 20 lên vị trí thứ 16 trong bảng chỉ số của Savills, trở thành một trong những thành phố có sự nhảy vọt đáng kể nhất trong thứ hạng. Chi phí tăng 14,4% tính theo đồng nội tệ và 20,9% tính theo USD, lên mức 48.700 USD, đứng sau Thượng Hải, nơi chi phí dừng lại ở ngưỡng 49.300 USD/năm.
Quy mô dân số tăng do luồng di cư nội địa tạo động lực thúc đẩy giá thuê nhà tại thành phố tiếp tục tăng. Nhu cầu thuê văn phòng vẫn giữ ở mức cao, đặc biệt là từ lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ công nghệ cao, các ngành sản xuất công nghệ tiên tiến, và các đơn vị vận hành không gian làm việc chung (co – working).
Mức tăng giá thuê tại các thành phố khác của Trung Quốc dao động từ 8% ở Trùng Khánh đến 22% ở Thiên Tân – ngưỡng tăng trưởng cao nhất trong chỉ số của Savills. Mặc dù vậy, chi phí sống/làm việc của mỗi nhân viên tại đây chỉ tương đương với khoảng 1/7 chi phí tại Hồng Kông.
Theo Sean Hyett, chuyên gia phân tích, nghiên cứu thị trường thế giới của Savills: “Chi phí sinh sống và làm việc chỉ là một trong những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm văn phòng của các công ty. Tuy nhiên, phân tích vẫn chỉ ra được sự thay đổi theo thời gian của mối quan hệ này”.
“Chi phí thuê mặt bằng tăng, bao gồm cả mặt bằng ở và làm việc, là thước đo thành công của thành phố tại một thời điểm nhất định, nhưng những yếu tố nền tảng trong trung và dài hạn của nền kinh tế của thành phố và quốc gia đó mới là yếu tố có tác động mạnh nhất đến chi phí ở và làm việc cũng như lợi suất đầu tư trong tương lai.”
Sean Hyett cho rằng: “Việc London vẫn vượt xa các thành phố phát triển khác ở Châu Âu bất chấp những bất ổn quanh đàm phán Brexit, chỉ ra rằng thành phố này vẫn có những yếu tố nền tảng hấp dẫn thu hút người ta đến sinh sống và kinh doanh”.
Anh vẫn đắt đỏ nhất châu Âu
Theo Savills, Thủ đô nước Anh vẫn là thành phố đắt đỏ nhất so với các thành phố Châu Âu khác nếu tính theo chi phí thuê nhà ở và văn phòng. Tuy vậy, khoảng cách này đang dần thu hẹp.
Sự phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế tại các thành phố khác tại Châu Âu đang tạo đà cho sự tăng trưởng trong giá thuê, đồng thời đồng Euro tăng giá cũng khiến các thành phố này trở nên đắt đỏ hơn đối với các doanh nghiệp nằm ngoài liên minh Châu Âu (EU).
Amsterdam hiện tại xếp vị trí thứ 2 tại Châu Âu sau khi giá thuê tăng 16% so với năm trước nếu tính theo đô la Mỹ (11.3% nếu tính theo đồng nội tệ), chủ yếu do chi phí nhà ở tăng. Chi phí cho mỗi nhân viên làm việc và sinh sống tại Amsterdam hiện là 62.800 USD mỗi năm, rẻ bằng 1/3 so với Lodon; tuy nhiên, chi phí này vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Các thành phố châu Âu khác cũng đang chịu sự ảnh hưởng từ Brexit. Chi phí sinh hoạt tại Dublin và Paris, 2 thành phố trong danh sách Top 10 của Savills, lần lượt tăng 9,4% và 4,6%, lên mức 59.000 USD và 58.100 USD mỗi năm. Brussels (+6,6% lên mức 50,200 USD), Stockholm (+9,3% lên mức 45,500 USD), Madrid (+13,7% lên mức 40,600 USD), Frankfurt (+10,2% lên mức 38,400 USD) và Berlin (+13% lên mức 32,100 USD) - tất cả đều có mức tăng chi phí cao hơn trung bình là +5,2%. Tuy vậy, với số liệu hiện tại thì mức chi phí này còn khá khiêm tốn so với những thành phố dẫn đầu.
Savills sử dụng những chỉ số doanh nghiệp cốt lõi và đội ngũ gồm 7 chuyên viên nghiên cứu để nghiên cứu và sử dụng những chỉ số đó để có thể so sánh giữa các thành phố. Các chỉ số đã được đo lường lại các đia điểm trọng yếu cũng như những địa điểm ít thu hút hơn để có thể mang lại chỉ số tổng quan nhất về các chi phí của thành phố đó. Chỉ số Sống/Làm việc của Savills nghiên cứu chi phí sinh hoạt cần chi trả trong một năm, bao gồm tiền thuê nhà và văn phòng cho một nhân viên (và gia đình) ở tại những thành phố chính trên thế giới. |