Những mảng xanh đắt giá tại khu đô thị Waterpoint.

 
Ngọc Thuỷ Thứ Sáu | 06/05/2022 10:24

Vì sao IFC đầu tư vào Nam Long 1.000 tỉ đồng trái phiếu?

IFC đã nhìn thấy ở nam long thiện chí thực hiện các hoạt động phát triển bền vững.

Giữa lúc thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đang bị đặt nhiều dấu hỏi về niềm tin thì IFC, một thành viên thuộc World Bank, đã công bố chính thức đầu tư 1.000 tỉ đồng vào Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) dưới hình thức trái phiếu. Đâu là những tiêu chí khiến tổ chức uy tín này đặt lòng tin vào Nam Long, một trong những case study điển hình dành cho doanh nghiệp Việt?

Kinh doanh dựa trên “sản phẩm giá trị thật”

Cách đây 8 năm, IFC đã từng đầu tư vào Nam Long vì sản phẩm cốt lõi khi ấy của doanh nghiệp này là nhà ở vừa túi tiền (affordable housing). Sau 8 năm dù thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều biến động thì khi Nam Long công bố chiến lược phát triển 10 năm 2020-2030, bên cạnh việc phát triển các dòng sản phẩm cao cấp và các khu đô thị tích hợp, doanh nghiệp này vẫn dành một phần “cốt lõi” cho nhà ở vừa túi tiền. Trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, đây là những sản phẩm dành cho “nhu cầu luôn luôn có thật” và sẽ là một trong những sản phẩm bền vững nhất của mọi thị trường bất động sản. Lẽ tất yếu, xây nhà vừa túi tiền thật sự thách thức hơn xây nhà cao cấp vì đòi hỏi tính hiệu quả trong từng mắt xích quản lý chuỗi giá trị bất động sản. Và Nam Long với 30 năm kinh nghiệm, sở hữu nhiều công ty con phụ trách từng mắt xích chiếm trọn thế mạnh phát triển dòng sản phẩm này.

Sở hữu các đối tác quốc tế & đội ngũ quản trị “trong mơ”

Nam Long ít sử dụng vốn vay, chủ yếu chủ động hợp tác với các đối tác quốc tế đến từ Mỹ, Nhật, Singapore... để chủ động nguồn vốn. Các tên tuổi quốc tế có kinh nghiệm hàng chục đến hàng trăm năm như Hankyu Hanshin, Nishi Nippon Railroad, Keppel Land, Mekong Capital... đều là đối tác dài hạn của Nam Long.

Chủ tịch Nam Long, ông Nguyễn Xuân Quang từng chia sẻ: “Nam Long đã thay đổi rất nhiều về quản trị, văn hóa doanh nghiệp, chấp nhận và vượt qua nhiều thách thức về chuẩn mực để hợp tác được với “những người khổng lồ”. Sự thay đổi về quản trị về văn hóa làm việc không hề dễ dàng, nhất là khi Việt Nam chúng ta được đào tạo theo một cách rất khác so với thế giới, kỹ năng làm việc nhóm chưa mạnh, văn hóa tuân thủ chưa chuẩn mực...”. 

Thế nhưng, bằng tất cả nỗ lực, Nam Long đã sở hữu được những đối tác quốc tế “trong mơ” và giữ được lòng tin của họ. Một số vị trong Hội đồng Quản trị độc lập của Nam Long đều là Tổng Giám đốc của các quỹ đầu tư, các công ty kiểm toán và công ty bất động sản lớn có kinh nghiệm quản trị quốc tế. Đây cũng là một trong những lý do Nam Long thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn.

Toàn cảnh dự án Khu đô thị phức hợp Waterpoint
Toàn cảnh dự án Khu đô thị phức hợp Waterpoint, huyện Bến Lức, Long An.

Phát triển bền vững

Cũng như nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, Nam Long vận dụng các yếu tố ESG (environment, social, governance - môi trường, xã hội, quản trị tiêu chuẩn) trong hoạt động doanh nghiệp. IFC - một tổ chức tài chính quan tâm đến các vấn đề xã hội bên cạnh hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp - đã tìm thấy ở Nam Long thiện chí thực hiện những hoạt động phát triển bền vững này.

Dự kiến khoản đầu tư của IFC sẽ tạo ra 1.500 việc làm và kiến tạo một đô thị vệ tinh cung cấp nhà ở cho trên 50.000 người dân. Nam Long cũng sẽ xây dựng các căn hộ theo chứng chỉ tiết kiệm năng lượng EDGE trong giai đoạn 2 của dự án Waterpoint.

Ông Trần Xuân Ngọc, Tổng Giám đốc Nam Long Group, cho biết: “Khoản đầu tư của IFC sẽ giúp chúng tôi nâng cao năng lực nhằm cung cấp thêm nhiều nhà ở cho nhóm dân số có thu nhập trung bình đang ngày càng mở rộng tại Việt Nam. Ngoài ra, hơn 5.000 căn hộ của dự án Waterpoint giai đoạn 2, được xây dựng theo tiêu chuẩn công trình xanh EDGE của IFC - Thiết kế xuất sắc để đạt hiệu quả cao hơn - sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng của Việt Nam một cách bền vững”.

Rõ ràng, sự đầu tư của IFC vào Nam Long không chỉ tính trên tiêu chuẩn của một doanh nghiệp kinh doanh tốt, mà họ cần hơn những doanh nghiệp tâm huyết với sự phát triển chung của xã hội và quốc gia. Điều đó là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp nên hướng tới vì một Việt Nam phồn thịnh trong tương lai.