Hội nghị BĐS 2019 “Tìm kiếm điểm cân bằng” do Forbes Việt Nam tổ chức quy tụ dàn diễn giả là những chuyên gia hàng đầu trong ngành.
Tổng giám đốc Gamuda Land TP.HCM: Sản phẩm luôn có “tiếng nói riêng” giúp doanh nghiệp vượt khó
Doanh nghiệp vẫn có thể cân bằng được nếu hiểu đúng và đưa ra sản phẩm “tương thích” với khách hàng trong bối cảnh hiện tại.
Hầu hết chuyên gia tại Hội nghị BĐS 2019 do Forbes Việt Nam tổ chức mới đây ở TPHCM đều cho rằng thị trường BĐS Việt Nam hiện đang sụt giảm và “nút thắt” pháp lý khiến thị trường thăng bằng từ đầu năm.
Tuy nhiên, ở góc nhìn khác ông Wyeren Yap Vooi Soon, Tổng giám đốc (TGĐ) Công ty cổ phần Gamuda Land TP.HCM cho rằng trong bối cảnh thị trường khó khăn thì sản phẩm với “tiếng nói riêng” về giá trị của mình sẽ là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp vượt khó.
Thiếu quỹ đất trung tâm, phát triển hướng nào để tối ưu?
Trong đà sụt giảm BĐS Việt Nam vẫn cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan, thể hiện ở mức tăng trưởng kinh tế tích cực, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và giàu có, nhu cầu sở hữu căn nhà thứ hai đang nở rộ, quy mô thị trường đang thực sự được mở rộng… Dẫu vậy hiện tại hầu hết các yêu tố tích cực này đều “khựng” lại trước nút thắt pháp lý khiến thị trường mất điểm cân bằng từ đầu năm.
Tại hội nghị này, nhiều chuyên gia cho rằng, các công ty BĐS đang không gặp vấn đề về cầu, vì cầu vẫn luôn mạnh trong hai năm qua. Các trở ngại lớn nằm ở việc vay vốn, việc tiếp cận quỹ đất và các lực về mở dự án mới…
Thực tế “cầu vẫn rất cao” nhưng các nút thắt pháp lý hiện tại khiến nguồn cung trên thị trường BĐS TPHCM sụt giảm mạnh. Điều đó khiến các công ty gặp nhiều áp lực trong tìm kiếm quỹ đất trong khi phải đảm bảo sản phẩm chào bán ra thị trường với mức giá “chấp nhận được”. Trong bối cảnh đó phần lớn doanh nghiệp đã xoay chiến lược và hướng đến những khu đô thị nghỉ dưỡng ở các tỉnh lân cận.
Giải pháp là chủ động tiếp cận các quỹ đất mới, không chỉ ở các thành phố trung tâm mà ra khu vực ngoại vi. Quỹ đất trống, có quy mô lớn hơn 1 ha trong trung tâm TPHCM cực quý giá và rất hiếm, việc giải phóng mặt bằng cũng rất khó khăn. Chắc chắn mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt trong thời gian tới. Vì thế phát triển những khu đô thị hoàn chỉnh ở các đô thị vệ tinh sẽ là bài toán tối ưu nhất trong bối cảnh khó tiếp cận quỹ đất trung tâm.
Các thử thách vẫn đang tồn tại trên thị trường BĐS Việt. Tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng đang có những chuyển biến tích cực từ phía thị trường và cả các nhà làm chính sách. Theo đó, các vấn đề về cấp phép dự án sẽ sớm được giải quyết, nhờ sự phối hợp giữa các nhà phát triển BĐS trong nước và chính quyền địa phương và trung ương.
Các chuyên gia đều cho rằng đang có những chuyển biến tích cực từ phía thị trường và cả các nhà làm chính sách. |
Sản phẩm luôn có “tiếng nói riêng” để vượt khó
Nhiều chuyên gia cho rằng, con đường mà doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất để cân bằng trạng thái là tiếp cận quỹ đất ở thành phố hạt nhân để phát triển dự án. Dạng sản phẩm thu hút nhà đầu tư nhiều nhất trong năm qua là đất nền các tỉnh lân cận TPHCM và Hà Nội. Đây là cơ hội để nhiều doanh nghiệp xoay chiến lược khi thị trường ở thành phố lớn đang chững lại bởi các nút thắt pháp lý.
Chia sẻ về định hướng đầu tư, ông Wyeren Yap Vooi Soon - TGĐ Gamuda Land TP.HCM, đơn vị sở hữu dự án Celadon City cho biết hiện tại doanh nghiệp của ông vẫn đang tìm kiếm quỹ đất tại trung tâm và vùng phụ cận các thành phố lớn để xây dựng các dự án tiếp theo. Đây cũng là chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Đó là phát triển những khu đô thị phức hợp có diện tích lớn tại những thành phố hạt nhân, đặc biệt ưu tiên những nơi có hạ tầng ổn định.
“Nhu cầu hiện tại của khách hàng là muốn mua sản phẩm nhà ở trong trong khu đô thị có nhiều tiện ích và được sử dụng cho nhiều thế hệ sinh sống và chúng tôi đang xây dựng những dự án phù hợp với tâm lý đó. Doanh nghiệp không thể đi lệch ra khỏi các giá trị cốt lõi của chính mình để phát triển sản phẩm”, ông Wyeren Yap cho biết.
Một khu đô thị muốn chinh phục được khách hàng trong bối cảnh hiện tại cần phải được khởi tạo trên giá trị thương hiệu của chủ đầu tư. Trong đó giá trị đầu tiên chính là kiến tạo đô thị có trách nhiệm. Hướng sự tôn trọng đến thiên nhiên và môi trường, hướng sự quan tâm đến con người và cộng đồng và hơn hết là thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo để mang đến những giá trị tối ưu.
Trên thực tế, các nhà phát triển bất động sản nước ngoài ở Việt Nam phải cân nhắc tới những yếu tố có thể ảnh hưởng tới chi phí vốn, chẳng hạn như biến động tỷ giá và các rủi ro chính trị khác. Bên cạnh đó, chi phí pháp lý cũng là một vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư bận tâm.
“Bất kể việc thị trường có khó khăn thế nào thì sản phẩm vẫn có “tiếng nói riêng” về giá trị để quyết định sự thành công của chủ đầu tư. Một sản phẩm đem đến nhiều giá trị và “tương thích” với khách hàng chính là yếu tố giúp doanh nghiệp giữ được thăng bằng trong những khó khăn của thị trường”, vị chuyên gia đến từ Malaysia chia sẻ.
Ông Wyeren Yap Vooi Soon – Tổng giám đốc Gamuda Land TP.HCM phát biểu tại hội thảo “Tìm kiếm điểm cân bằng”. |
Như vậy, để giải quyết những khó khăn và tìm lại điểm cân bằng cho thị trường như chủ đề của hội nghị, TGĐ Gamuda Land TP.HCM đưa ra nhận định rằng các doanh nghiệp phát triển dự án phải hiểu được xu hướng phát triển. Cụ thể, các đô thị ở các quận rìa trung tâm sẽ là nguồn cung chính, khả năng hấp thụ thị trường vẫn tốt hơn trong bối cảnh giá bán ổn định. Các nhà phát triển sẽ chú trọng hơn vào việc cho ra đời những sản phẩm mới đa dạng hơn nhưng tập trung vào sự tiện lợi của cư dân và tối đa hóa diện tích sử dụng.
“Hiện nay thị trường đang ở cuối chu kỳ và doanh nghiệp nào hiểu rõ về thị trường và phát triển sản phẩm phù hợp sẽ có lợi thế lớn khi thị trường phục hồi.” ông Wyeren Yap tạm kết.