Thứ Bảy | 28/09/2013 09:32
Thủ tướng: "Tôi tin thời gian tới thị trường bất động sản sẽ ấm lên"
Thủ tướng cho biết Việt Nam đã đưa ra hàng loạt giải pháp làm ấm dần và phục hồi dần thị trường bất động sản.
Trưa 27/9 theo giờ địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ, đồng thời có cuộc đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực của Mỹ.
Tại buổi đối thoại, đồng chủ tịch một công ty tài chính cho hay, đầu năm nay, quỹ của ông đã đầu tư vào dự án liên danh với Vingroup để hoàn thành dự án Royal City cũng như trong lĩnh vực bất động sản.
"Tuy nhiên, đến nay thị trường bất động sản rất ảm đạm. Chính phủ Việt Nam làm gì để kích cầu bất động sản?", vị chủ tịch trên nêu câu hỏi.
"Tôi đã gặp các bạn ở Hà Nội. Tôi hoan nghênh việc đầu tư của các bạn vào Vingroup, thương vụ đầu tư đầu tiên của nước ngoài vào đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng: "Do khủng hoảng tác động vào nên thị trường bất động sản cũng gặp khó khăn. Chúng tôi đưa ra hàng loạt giải pháp làm ấm dần và phục hồi dần thị trường bất động sản như qui hoạch lại phân khúc lại thị trường, mở rộng tín dụng cho người mua bất động sản, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản,… Những giải pháp này không có gì mới, đã được thực hiện ở nhiều nước như Nhật, Mỹ nhưng gắn kết với các giải pháp đặc thù của Việt Nam. Tôi tin rằng thời gian không xa thị trường sẽ ấm lên và 200 triệu đầu tư của ngài vào Việt Nam sẽ thành công".
Ở một câu hỏi khác, đồng chủ tịch một quỹ đầu tư tài chính ở Việt Nam cho rằng "năm 2007 chỉ số cạnh tranh của Việt Nam rất cao nhưng giờ lại không cao như vậy. Chính phủ Việt Nam làm gì để thu hút các nhà đầu tư quay trở lại Việt Nam?".
Trả lời câu hỏi trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới đã tác động vào Việt Nam. Kinh tế Việt Nam không tăng trưởng cao như 10 năm trước. 3 năm qua Việt Nam chủ động điều tiết tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên tăng trưởng 3 năm qua, từ 2010 đến nay, vẫn đạt bình quân 5,6%/năm. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo chuẩn quốc tế là 7%, nhưng quan trọng là đã kiểm soát nợ xấu không tăng lên.
"Mục tiêu Việt Nam đặt ra đến cuối 2015 nợ xấu dưới 3%. Ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cam kết trước Quốc hội điều đó. Nhưng chúng tôi tin là sẽ làm được", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, Việt Nam đã mở cửa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn. Hiện nay, đầu tư gián tiếp (FII) vào thị trường chứng khoán rất tốt. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gần đây đầu tư này đã đạt 8 tỷ USD.
"Hôm nay, tôi đã chứng kiến ký kết một hợp tác đầu tư lĩnh vực bảo hiểm. Ở Việt Nam có 40 ngân hàng 100% vốn nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Hiện, nhà đầu tư nước ngoài được nắm 30% cổ phần trong tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng đang xem xét nới rộng tỷ lệ này. Chúng tôi cam kết mở thị trường tài chính không kém gì các nước trong khu vực. Mời các bạn tham gia thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trước nhiều tập đoàn lớn của Mỹ.
Cũng tại diễn đàn này, ông Alex, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ -Việt Nam đã đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam tạo nhiều cơ hội hơn nữa về hạ tầng cơ sở cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Mỹ.
"Các doanh nghiệp Mỹ mong muốn và ủng hộ mạnh mẽ để Việt Nam gia nhập hiệp định thương mại tự do của các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TPP) để đem lại lợi ích cho hai bên. Các doanh nhân Mỹ cũng rất háo hức kinh doanh ở Việt Nam khi TPP hoàn thành", Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Việt Nam nói.
Tại buổi đối thoại, đồng chủ tịch một công ty tài chính cho hay, đầu năm nay, quỹ của ông đã đầu tư vào dự án liên danh với Vingroup để hoàn thành dự án Royal City cũng như trong lĩnh vực bất động sản.
"Tuy nhiên, đến nay thị trường bất động sản rất ảm đạm. Chính phủ Việt Nam làm gì để kích cầu bất động sản?", vị chủ tịch trên nêu câu hỏi.
"Tôi đã gặp các bạn ở Hà Nội. Tôi hoan nghênh việc đầu tư của các bạn vào Vingroup, thương vụ đầu tư đầu tiên của nước ngoài vào đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng: "Do khủng hoảng tác động vào nên thị trường bất động sản cũng gặp khó khăn. Chúng tôi đưa ra hàng loạt giải pháp làm ấm dần và phục hồi dần thị trường bất động sản như qui hoạch lại phân khúc lại thị trường, mở rộng tín dụng cho người mua bất động sản, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản,… Những giải pháp này không có gì mới, đã được thực hiện ở nhiều nước như Nhật, Mỹ nhưng gắn kết với các giải pháp đặc thù của Việt Nam. Tôi tin rằng thời gian không xa thị trường sẽ ấm lên và 200 triệu đầu tư của ngài vào Việt Nam sẽ thành công".
Ở một câu hỏi khác, đồng chủ tịch một quỹ đầu tư tài chính ở Việt Nam cho rằng "năm 2007 chỉ số cạnh tranh của Việt Nam rất cao nhưng giờ lại không cao như vậy. Chính phủ Việt Nam làm gì để thu hút các nhà đầu tư quay trở lại Việt Nam?".
Trả lời câu hỏi trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới đã tác động vào Việt Nam. Kinh tế Việt Nam không tăng trưởng cao như 10 năm trước. 3 năm qua Việt Nam chủ động điều tiết tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên tăng trưởng 3 năm qua, từ 2010 đến nay, vẫn đạt bình quân 5,6%/năm. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo chuẩn quốc tế là 7%, nhưng quan trọng là đã kiểm soát nợ xấu không tăng lên.
"Mục tiêu Việt Nam đặt ra đến cuối 2015 nợ xấu dưới 3%. Ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cam kết trước Quốc hội điều đó. Nhưng chúng tôi tin là sẽ làm được", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, Việt Nam đã mở cửa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn. Hiện nay, đầu tư gián tiếp (FII) vào thị trường chứng khoán rất tốt. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gần đây đầu tư này đã đạt 8 tỷ USD.
"Hôm nay, tôi đã chứng kiến ký kết một hợp tác đầu tư lĩnh vực bảo hiểm. Ở Việt Nam có 40 ngân hàng 100% vốn nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Hiện, nhà đầu tư nước ngoài được nắm 30% cổ phần trong tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng đang xem xét nới rộng tỷ lệ này. Chúng tôi cam kết mở thị trường tài chính không kém gì các nước trong khu vực. Mời các bạn tham gia thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trước nhiều tập đoàn lớn của Mỹ.
Cũng tại diễn đàn này, ông Alex, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ -Việt Nam đã đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam tạo nhiều cơ hội hơn nữa về hạ tầng cơ sở cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Mỹ.
"Các doanh nghiệp Mỹ mong muốn và ủng hộ mạnh mẽ để Việt Nam gia nhập hiệp định thương mại tự do của các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TPP) để đem lại lợi ích cho hai bên. Các doanh nhân Mỹ cũng rất háo hức kinh doanh ở Việt Nam khi TPP hoàn thành", Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Việt Nam nói.
Nguồn VnEconomy