Việc mất cân bằng cung cầu sẽ khiến thị trường dậy sóng ngay khi bệnh dịch được khống chế. Ảnh: Dat Xanh.

 
Nguyễn Sơn Thứ Ba | 28/09/2021 14:30

Thị trường bất động sản liệu sẽ hồi sinh sau đại dịch?

Thị trường bất động sản có khoảng thời gian thử thách dài bởi đại dịch, khả năng phục hồi của ngành sẽ trở lại đầy sôi động hay tiếp tục “đóng băng”?

Tín hiệu tích cực trong tình trạng đóng băng

Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế lẫn đời sống xã hội trên cả nước. Nhiều tỉnh thành, thị trường Bất động sản (BĐS) gần như rơi vào tình trạng đóng băng. Tuy nhiên với tốc độ tiêm chủng cao, đến nay, TP.HCM đã đạt 75% mức độ tiêm chủng mũi 1 cho người dân trên 18 tuổi, hướng tới việc dần mở cửa lại từ 1/10/2021.

Trong buổi toạ đàm với Tập đoàn Đất Xanh, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM của Batdongsan.com.vn – đơn vị nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về thị trường BĐS - ông Đinh Minh Tuấn chia sẻ, từ ngày 15/9, sau khi những thông tin mở cửa trở lại, số lượng tìm mua và thuê bất động sản đã tăng vọt trở lại. Điều này thể hiện mức độ quan tâm và nhu cầu của thị trường đối với nhóm ngành bất động sản vẫn đang rất lớn.

Song song với sự quan tâm của thị trường, các chủ đầu tư đang chuẩn bị cho sự trở lại với các dự án lớn nhỏ trên nền tảng online trong bối cảnh chưa thể tổ chức những buổi giới thiệu tập trung như trước đây. Việc áp dụng công nghệ số vào bán hàng bất động sản cũng giúp doanh nghiệp tìm kiếm tệp khách hàng có nhu cầu thực, sẵn sàng cho việc sắp xếp những cuộc hẹn trực tiếp trong tương lai. Có thể thấy, những doanh nghiệp lớn và có nguồn lực tài chính vững chãi vẫn tìm thấy “cơ trong nguy” và luôn trong tâm thế sẵn sàng bật dậy theo từng giai đoạn của quá trình mở cửa.

Ảnh: BSC

Các đợt giãn cách liên tiếp khiến thị trường BĐS đóng băng. Ảnh: Dat Xanh.

Hai tháng 7-8 vừa qua, mặt bằng giá của thị trường bất động sản không hề xuống thấp, thậm chí còn tăng cả khi mức độ quan tâm của khách hàng giảm mạnh. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng mức độ quan tâm của thị trường hiện tại không đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang gặp khủng hoảng mà chỉ ảnh hưởng từ các lệnh giãn cách khi khách hàng và nhà đầu tư không thể đi xem trực tiếp sản phẩm để đưa ra quyết định.

Chưa kể, tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự báo sẽ khiến thị trường dậy sóng khi xã hội quay trở lại cuộc sống bình thường mới vì nhu cầu của khách hàng đã bị nén chặt suốt thời gian vừa qua. Tiến độ thi công chậm cùng quá trình cấp phép xây dựng bị siết chặt khiến thị trường ngày càng hiếm các dự án chất lượng với đầy đủ pháp lý. Và theo đúng quy luật cung-cầu, khi cán cân cầu nặng hơn, việc mặt bằng giá bị đẩy lên là xu hướng tất yếu .

Việc mất cân bằng cung cầu sẽ khiến thị trường dậy sóng  ngay khi bệnh dịch được khống chế
Việc mất cân bằng cung cầu sẽ khiến thị trường dậy sóng ngay khi bệnh dịch được khống chế. Ảnh: Dat Xanh. 

Khác với trước đây, đợt bùng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã khiến tâm lý nhà đầu tư chuyên nghiệp trở nên vững vàng hơn, từ đó chuẩn bị phương án dự phòng thích hợp. Có thể thấy rõ điều này thông qua việc chưa xảy ra tình trạng bán tháo, bên cạnh rất ít giao dịch bán giảm lời trên thị trường thứ cấp và cao cấp. Tình trạng cắt lỗ chỉ xuất phát từ những nhà đầu tư vốn mỏng do không chịu được áp lực của lãi vay ngân hàng. Trong khi đó, nhà đầu tư vốn lớn vẫn có xu hướng mua nhiều hơn bán, để “dành” đất và tiếp tục chờ đợi cơ hội với quan điểm bất động sản là cuộc chơi của dài hạn và kiên trì.

Sau đại dịch, phân khúc nào sẽ hồi phục nhanh chóng?

Trong bối cảnh vừa cơ hội và thách thức đan xen, phân khúc được nhiều chuyên gia đánh giá có tiềm năng khôi phục mạnh mẽ nhất sau đại dịch là nhà ở. Bởi tâm lý của người Việt Nam vẫn mong muốn sở hữu nhà ở, đất ở, do đó nguồn cầu về phân khúc này vẫn còn rất lớn.

Đồng thời, dịch bệnh đã khiến trào lưu “bỏ phố” hay xu hướng sở hữu căn nhà thứ hai trở nên phổ biến hơn. Tệp khách hàng này thường tìm kiếm chốn an cư mới ở những vùng ven có khí hậu trong lành, kết nối giao thông thuận tiện đến các thành phố lớn, nằm trong những dự án được quy hoạch bài bản với một cộng đồng xã hội khép kín, có thể tự cung tự cấp các dịch vụ thiết yếu như siêu thị mini, phòng khám, trường học, bệnh viên, tiện ích giải trí nội khu …

Ảnh: BSC

Phân khúc nhà ở tại các thành phố vệ tinh sẽ dễ dàng bật dậy sau đại dịch. Ảnh: Dat Xanh.

Về tiềm năng thị trường, các chuyên gia đánh giá cao những thị trường vùng ven, các đô thị vệ tinh hơn những thị trường thuộc các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội. Vài năm gần đây, tại các tỉnh lân cận TP.HCM, thị trường BĐS trở nên vô cùng sôi động, nhất là tại khu vực Long Thành, Đồng Nai, với sự xuất hiện của các ông lớn như Novaland, Đất Xanh, Hưng Thịnh, Nam Long… Trong đó, dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành mang đến nhu cầu khổng lồ về nhà ở trong địa bàn. Những khu đô thị, “thành phố sân bay” như Gem Sky World của Tập đoàn Đất Xanh đã được triển khai suốt thời gian qua với tham vọng đón đầu nhu cầu này khi sân bay đi vào hoạt động năm 2025.

Hiện chủ đầu tư đang áp dụng chính sách ưu đãi khi sở hữu các sản phẩm tại Gem Sky World như: thanh toán 10% sở hữu nhà phố tự xây, tặng sổ bảo hiểm 150 triệu khi đầu tư shophouse, 100 triệu (nhà phố xây sẵn), 80 triệu đồng (nhà phố tự xây). Đặc biệt, tặng gói bảo hiểm toàn diện Dat Xanh Care trị giá hơn 5 tỉ đồng cho mỗi giao dịch thành công.

Chi tiết về Gem Sky World, truy cập website https://gemskyworld.vn

Chi tiết về Dat Xanh Care, liên hệ (028) 5749.8668 hoặc website: https://www.fina.com.vn