Các vùng đô thị lớn đang là xu hướng khắp Đông Á và Đông Nam Á. Nguồn: Internet

 
Hoàng Kim Thứ Năm | 24/03/2022 08:00

Quy hoạch vùng đô thị - Giải pháp nền tảng để phát triển đô thị bền vững

Bằng cách đẩy mạnh mạng lưới giao thông, các nhà quy hoạch cố gắng tạo nên những đô thị vệ tinh thúc đẩy sự di dời việc làm, giãn cách dân số.

Thay vì “đập đi xây lại”, cải tạo toàn diện các trung tâm đô thị xưa cũ, vốn là một quá trình vô cùng tốn kém thời gian, công sức và tiền của, thì quy hoạch vùng đô thị mở rộng xem ra là biện pháp căn cơ, bền vững hơn. Đó cũng là hướng đi phổ biến mà các quốc gia phát triển đang thực hiện.  

Xu hướng hình thành các vùng đô thị cực lớn

Trong khi một số thành phố có lịch sử lâu đời như Paris đi theo mô hình “đô thị nén” (tức đô thị có diện tích nhỏ, mật độ định cư cao và có ranh giới rõ ràng với các khu vực xung quanh), thì hầu hết các thành phố mới nổi đều chọn mở rộng vùng đô thị để giải quyết vấn đề quá tải. Bằng cách đẩy mạnh mạng lưới giao thông, các nhà quy hoạch cố gắng tạo nên những đô thị vệ tinh để thúc đẩy sự di dời việc làm và giãn cách dân số. Từ đó, hình thành nên các vùng đô thị mở rộng và tiến tới vùng đô thị cực lớn.

Nhìn sang các trung tâm kinh tế đang lên tại Đông Á và Đông Nam Á, chúng ta dễ dàng bắt gặp mô hình vùng đô thị cực lớn này. Ví dụ như Seoul - Gyeonggi - Incheon (Hàn Quốc), Bắc Kinh - Thiên Tân (Trung Quốc)… hay Kuala Lumpur - Putrajaya - Thung lũng Klang (Malaysia).

Sở hữu diện tích hơn 2.000 km2, TP.HCM có nhiều tiềm năng để phát triển thành một vùng đô thị cực lớn, với quy mô dân số trong lần thống kê gần nhất là hơn 8,99 triệu người (năm 2019), cao nhất cả nước. Tuy nhiên, thực tế có thể có đến 13 triệu người đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM (bao gồm cả những người nhập cư chưa được thống kê đầy đủ).

Khu vực trung tâm của TP.HCM có diện tích nhỏ hơn so với 5 huyện ngoại thành. Do đó, trong chiến lược giãn dân ra khỏi khu trung tâm, bên cạnh việc kết nối với các tỉnh thành lân cận, chính quyền TP.HCM cũng đang chủ trương thúc đẩy việc đô thị hóa tại các khu vực vùng ven. Việc thành lập thành phố Thủ Đức mới đây, là một trong những chính sách quan trọng nhằm thực hiện chủ trương đó.

Kinh nghiệm thực tiễn từ Malaysia

Một điển hình thành công trong việc quy hoạt vùng đô thị mà chúng ta có thể tham khảo là Malaysia, nơi có địa hình, khí hậu và bối cảnh phát triển khá tương đồng với TP.HCM. Thủ đô Kuala Lumpur của nước này là một thành phố lớn, nằm trong vùng đại đô thị Kuala Lumpur – Putrajaya - Thung lũng Klang. Đây cũng là một thành phố trẻ, khởi nguyên vào những năm 1850. Có quy mô tương đương TP.HCM với khoảng 2.200 km2và dân số trên 8 triệu người, nhưng khu vực nội thị của thành phố này cũng chỉ có diện tích 243 km2.

Nếu ai đã từng đến Kuala Lumpur vào thời điểm 1997 - 1998, chắc chắn không thể quên hình ảnh các tòa cao ốc dở dang, hoang lạnh, bên cạnh là cần cẩu tháp gục đầu ủ rũ in bóng trên nền trời xám xịt, dấu tích còn sót lại của cơn khủng hoảng tài chính châu Á. Nhưng chỉ hơn một thập niên sau đó, Kuala Lumpur đã nhanh chóng thay áo, trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất châu Á với hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật công nghệ vô cùng phát triển. 

Kuala Lumpur bắt đầu phát triển đường sắt nhanh KLIA Ekspres từ những năm 1980. Hệ thống Metro Kuala Lumpur (Metro KL) cũng được đầu tư xây dựng từ năm 1995, sớm hơn Việt Nam 20 năm. Đến năm 2003, hệ thống giao thông công cộng của Kuala Lumpur được bổ sung thêm đường sắt một ray - KL Monorail. Tháng 7/2007, Malaysia tiếp tục làm thế giới ngưỡng mộ khi ra mắt hệ thống đường hầm giao thông và điều tiết lũ SMART – công trình đầu tiên trên thế giới có khả năng kết hợp 2 chức năng trong một: vừa là hầm ngầm thoát nước vừa là đường hầm xa lộ.

Được biết, đơn vị phát triển đứng sau SMART, công trình giao thông mang tính biểu tượng của đất nước Malaysia là Gamuda Berhad – tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, kĩ thuật và phát triển hạ tầng tại không chỉ Malaysia mà cả trên bình diện Đông Nám Á, với hơn 45 năm kinh nghiệm hình thành và phát triển. Đây cũng là đơn vị xây dựng tuyến MRT Kajang Line, thuộc hệ thống giao thông tích hợp kết nối Kuala Lumpur và Thung lũng Klang. 

MRT Kajang Line là tuyến vận chuyển đường sắt thứ 9 và là hệ thống đường sắt hoàn toàn tự động, không người lái thứ 2 trong khu vực Thung lũng Klang. Toàn tuyến có chiều dài 51km, với 9,5km chạy ngầm bên dưới trung tâm Kuala Lumpur và phần còn lại của tuyến trên cao. Tuyến có 31 ga, trong đó 7 ga nằm dưới lòng đất. Mỗi đoàn tàu có sức chứa tổng cộng 1.200 hành khách, với tần suất 3,5 phút/chuyến. 

Dài 51 km, MRT Kajang Line là một trong những tuyến metro quy mô và hiện đại nhất thế giới được xây dựng hoàn toàn bởi nhà thầu nội địa
Dài 51 km, MRT Kajang Line là một trong những tuyến metro quy mô và hiện đại nhất thế giới được xây dựng hoàn toàn bởi nhà thầu nội địa

Khi mạng lưới giao thông công công hiện đại hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu di chuyển của hàng triệu lượt người di chuyện vào nội ô Kuala Lumpur và ngược lại mỗi ngày, chính phủ Malaysia có thể dễ dàng bắt tay vào phát triển những đô thị vệ tinh, thành phố thông minh dọc theo các trục đường mà không phải bận tâm đến vấn đề giải tỏa, cải tạo hay quy hoạch lại các khu vực đã bị “nén chặt”, từ đó thúc đẩy giãn dân cư và hình thành vùng đô thị cực lớn Kuala Lumpur – Putrajaya - Thung lũng Klang. 

Điều đáng ấn tượng hơn nữa là kế hoạch quy mô “khủng” mang tính chiến lược này đã được chính quyền Malaysia giao cho nhà thầu nội địa triển khai toàn diện thay vì mời các đơn vị quốc tế vào cuộc. Đây có lẽ cũng là một yếu tố dẫn đến thành công cho vùng đô thị Kuala Lumpur, bởi lẽ khi giao cho những nhà phát triển hạ tầng trong nước có tiềm lực mạnh mẽ, chi phí và thời gian triển khai sẽ được tối ưu hơn rất nhiều thay vì trông cậy vào các đơn vị nước ngoài.

Tại Việt Nam, Gamuda Berhad được biết đến nhiều nhất với Gamuda Land chủ đầu tư của hai dự án khu đô thị quy mô là Gamuda City rộng 272 ha ở Hà Nội và Celadon City rộng 82 ha ở TPHCM
Tại Việt Nam, Gamuda Berhad được biết đến nhiều nhất với Gamuda Land chủ đầu tư của hai dự án khu đô thị quy mô là Gamuda City rộng 272 ha ở Hà Nội và Celadon City rộng 82 ha ở TPHCM

Kể từ khi được thành lập vào 1976, Gamuda Berhad ngày nay đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật và phát triển hạ tầng châu Á. Phạm vi hoạt động của tập đoàn này không chỉ gói gọn trong khu vực mà đã vươn sang các vùng xa xôi hơn như Úc và Trung Đông. Ngoài hạ tầng, “gã khổng lồ” Malaysia cũng có tiếng tăm rất lớn trong mảng phát triển bất động sản. Đơn cử như tại Việt Nam, Gamuda Berhad được biết đến qua Gamuda Land – nhánh phát triển bất động sản của tập đoàn. Hiện tại, Gamuda Land là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài hàng đầu Việt Nam, chủ đầu tư của hai khu đô thị tiêu chuẩn quốc tế quy mô lớn nổi bật là Gamuda City tại Hà Nội và Celadon City tại TP.HCM.