Thứ Năm | 20/06/2013 23:21
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của tỉnh Bình Dương
Nghị quyết quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Bình Dương vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 174.480 ha, chiếm 64,76% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Trong 174.480 ha đất nông nghiệp, nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm với 153.286 ha, tiếp đến là đất rừng sản xuất 6.757 ha, đất rừng phòng hộ 4.000 ha, đất trồng lúa 3.150 ha.
Đối với đất phi nông nghiệp, theo quy hoạch, đến năm 2020 có 94.963 ha, chiếm 35,17% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Cả thời kỳ 2011-2020 sẽ có 33.999 ha đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp.
Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã; có giải pháp cụ thể huy động vốn và các nguồn lực khác để thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.
Bên cạnh đó, xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa.
Chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đồng thời, ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng (tái định cư tại chỗ) theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Tỉnh Bình Dương cần quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng; giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng.
Trong 174.480 ha đất nông nghiệp, nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm với 153.286 ha, tiếp đến là đất rừng sản xuất 6.757 ha, đất rừng phòng hộ 4.000 ha, đất trồng lúa 3.150 ha.
Đối với đất phi nông nghiệp, theo quy hoạch, đến năm 2020 có 94.963 ha, chiếm 35,17% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Cả thời kỳ 2011-2020 sẽ có 33.999 ha đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp.
Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã; có giải pháp cụ thể huy động vốn và các nguồn lực khác để thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.
Bên cạnh đó, xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa.
Chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đồng thời, ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng (tái định cư tại chỗ) theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Tỉnh Bình Dương cần quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng; giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng.
Nguồn Chinhphu.vn