Quy hoạch khu vực Cảng hàng không Long Thành
Theo đó, khu vực quy hoạch bao gồm 4 vùng thuộc 12 xã của huyện Long Thành và Cẩm Mỹ với diện tích21.000 ha (chưa bao gồm 5.000 ha Cảng hàng không quốc tế Long Thành).
Cụ thể, khu vực phía Bắc sân bay có tổng diện tích hơn 5.700 ha sẽ tiếp giáp đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức-TPHCM-Long Thành, quốclộ 51.
Đây là khu đô thị mới đa chức năng, gồm trung tâm thương mại-dịch vụ hỗn hợp, trung tâm văn hóa thểdục thể thao, khu công nghiệp… Khu vực phía nam với diện tích 4.400 ha có chức năng phát triển khuđô thị mới gắn với trung tâm dịch vụ vận chuyển quốc tế và công nghiệp, khu công viên câyxanh…
Vùng 3 là khu vực dân cư nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tổ chức không giantại hai đầu Đông Bắc và Tây Nam sân bay (diện tích hơn 10.000 ha).
Vùng này tỉnh Đồng Nai sẽ hạn chế phát triển các điểm dân cư nông thôn đồng thời cải tạo, nâng cấphệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, đây vẫn là nơi phát triển sản xuất nôngnghiệp với các loại cây như cao su, điều, mía…
Ngoài ra, góc Đông Nam sân bay được sử dụng vào mục đích du lịch sinh thái với diện tích gần 830ha. Nơi đây sẽ phát triển các khu công viên chuyên đề, trên cơ sở khai thác cảnh quan tự nhiên gắnvới bảo vệ hiện trạng các dòng suối; hình thành các điểm du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, khu vuichơi giải trí.
Về các khu đô thị và khu dân cư, quy hoạch bao gồm 2 khu đô thị phía Bắc và phía Nam sân bay, tổngdiện tích 2.450 ha; 4 khu tái định cư và các điểm dân cư nông thôn. Bên cạnh đó, quy hoạch cũngnhấn mạnh đến không gian đô thị nhằm tạo ra không gian cảnh quan phù hợp. Xây dựng và mở rộng cáckhu công nghiệp, cụm công nghiệp; đề ra định hướng phát triển các ngành dịch vụ, nông nghiệp.
Đại diện Sở Xây dựng Đồng Nai cho biết quy hoạch trên sẽ đưa vùng xung quanh sân bay trở thành khuvực phát triển kinh tế thịnh vượng và kiến trúc cảnh quan đặc sắc; khai thác tối đa giá trị kinh tếdo sân bay mang lại.
Đây là mô hình phát triển bền vững, linh hoạt có khả năng thích ứng theo thời gian và phát triểnhội nhập với các thành phố quốc tế. Quy hoạch với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đa phương tiện,tốc độ cao sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa và di chuyển của hành khách. Trước khi tiếnhành lập quy hoạch, tỉnh Đồng Nai đã tham khảo, rút kinh nghiệm từ rất nhiều sân bay trên thếgiới.
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng trên diệntích hơn 5.000 ha. Đây là cảng hàng không cấp 4F, tiếp nhận được máy bay loại A380-800 hoặc tươngđương.
Từ nay đến năm 2014 sẽ là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thu xếp tài chính (khởi công năm 2015). Sânbay chính thức vận hành, khai thác vào năm 2020, công suất đạt 25 triệu hành khách/năm và ga hànghóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
Đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ có ba đường cất hạ cánh, công suất 50 triệukhách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Sau năm 2030, Cảng sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song vàbốn nhà ga, tổng công suất 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng/năm.
Nguồn Vietnam+