Quý I/2023, giá thuê tiếp tục tăng nhẹ 2-3% so với đầu năm và tăng 5-10% so với cùng kỳ, thiết lập nền giá mới từ 123 - 166 USD/m2/chu kỳ thuê. Ảnh: Deepc.vn

 
Việt Hà Thứ Hai | 26/06/2023 11:42

Phân khúc khu công nghiệp vẫn “hút” các tập đoàn sản xuất toàn cầu

Trong đó, tập trung ở các lĩnh vực sản xuất điện tử, năng lượng, logistics, công nghiệp.

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam chững lại trong điều kiện kinh tế toàn cầu nhiều biến động. Tuy nhiên đà giảm đã thu hẹp so với 4 tháng đầu năm 2023 nhờ vốn FDI đăng ký mới và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh so với cùng kỳ. 

Theo Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research), vốn FDI và số dự án đăng ký mới đều tăng mạnh cho thấy Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI mới từ các nhà đầu tư nhỏ và vừa. 

Dòng vốn FDI ào
Dòng vốn FDI vào Việt Nam chững lại do những biến động trên toàn cầu. 

Trong đó, Bắc Giang, Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương là các địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước. Phân khúc khu công nghiệp vẫn nhận được nhiều sự quan tâm từ các tập đoàn sản xuất toàn cầu, tập trung ở các lĩnh vực sản xuất điện tử, năng lượng, logistics, công nghiệp.

5 tháng đầu năm, các khu công nghiệp ghi nhận khá ít các giao dịch thuê, chủ yếu tập trung một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng. Các giao dịch thuê là các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp, xe điện, năng lượng từ các đối tác châu Á quy mô vừa và nhỏ (Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc). Đáng chú ý, đầu tư của Trung Quốc vượt Đài Loan, Hàn Quốc tăng lên vị trí thứ 2 trong số các đối tác đầu tư tại Việt Nam.

Singapore
Singapore, Nhật, Trung Quốc là 3 quốc gia Top đầu đầu tư FDI vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023. 

Quý I/2023, giá thuê tiếp tục tăng nhẹ 2-3% so với đầu năm và tăng 5-10% so với cùng kỳ, thiết lập nền giá mới từ 123-166 USD/m2/chu kỳ thuê. Agriseco Research đánh giá giá thuê tăng cao ở khu vực miền Nam (10% so với cùng kỳ) nhờ (1) hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng phát triển như cao tốc Dầu Giây, Vành đai 3, Sân bay Long Thành; (2) Nguồn cung hạn chế và (3) Các chi phí đầu tư, giải phóng mặt bằng gia tăng.

Đồng Nai và Vũng Tàu ghi nhận mức tăng trên 15% so với cùng kỳ và tỉ lệ lấp đầy luôn đạt mức cao (trên 90%) hơn trung bình ngành (80%). Hưng Yên ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất khu vực miền Bắc do lợi thế gần Hà Nội và vẫn còn dư địa tăng trưởng. Tỉ lệ lấp đầy bình quân miền Bắc trên 80% ở vùng trung tâm (Hà Nội, Bắc Ninh).

 

Trong khi đó, dòng vốn FDI cũng có sự dịch chuyển khi các tỉnh thành cấp 2 ghi nhận tỉ lệ hấp thụ tăng mạnh trong quý I/2023 nhờ (1) Giá thuê đất thấp; (2) Vị trí thuận lợi gần trung tâm. Phía Bắc, các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh ghi nhận tỉ lệ hấp thụ cao trên 35%. Phía Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh tăng đến 58% so với cùng kỳ. Các tỉnh thành này đang được chủ trọng đẩy mạnh hạ tầng để thu hút thêm vốn FDI. Agriseco Research dự báo thị trường cấp 2 sẽ là xu hướng trong trung và dài hạn.

Có thể bạn quan tâm:

Kỳ vọng giá đường tăng sẽ khuyến khích người nông dân quay trở lại trồng mía

Nguồn Theo Agriseco Research