Thứ Ba | 28/01/2014 08:53

Những tranh chấp nảy lửa thị trường bất động sản

Sau một thời gian im ắng, thị trường bất động sản lại tiếp tục bị xáo  trộn bởi làn sóng khách hàng kiện tụng chủ đầu tư.

Dự án Tricon Towers: Chủ đầu tư ôm 400 tỷ đồng bỏ trốn?

Những ngày gần đây, nhóm khách hàng mua căn hộ cao cấp Tricon Towers tại Hoài Đức, Hà Nội lại bao vây trụ sở chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Minh Việt để đòi quyền lợi.

Theo danh sách thống kê chưa đầy đủ của khách hàng Tricon Towers, đã có khoảng 128 khách hàng ký hợp đồng mua bán căn hộ Tricon Towers từ những năm 2009, 2010, với tổng số tiền đã nộp cho chủ đầu tư lên tới khoảng 400 tỷ đồng, đã có những hợp đồng đã thanh toán 70% giá trị căn hộ.

Cũng theo phản ánh của khách hàng, có rất nhiều khách hàng đã nộp đủ mức 70% theo Nghị định 71 để đợi nhận giao nhà và đóng nốt số 30% còn lại. Ngày giao nhà của phần lớn hợp đồng là 31/12/2011 và chậm nhất là ngày 30/6/2012.

Ảnh minh họa

Dự án Tricon Towers bỏ hoang nhiều năm

Đến tháng 6/2012 do khó khăn của thị trường BĐS, nên dự án đã không thể bàn giao nhà theo đúng như cam kết trong hợp đồng. Khách hàng Tricon Towers đã tổ chức bao vây trụ sở, căng băng rôn đòi quyền lợi. Sau khi báo chí phản ánh sự việc, chủ đầu tư đã có Bản thông tin gửi báo chí.

Theo bản thông tin này, chủ đầu tư cho rằng, do gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là từ phía nhà thầu Coteccons (được biết, Coteccons đã có đơn khởi kiện Minh Việt đòi nợ 123 tỷ-PV), và có thông báo tới khách hàng xin giãn tiến độ bàn giao căn hộ vào tháng 6/2014 (trước đó 2011 Minh Việt cũng xin giãn bàn giao vào tháng 6/2013), đồng thời đưa ra 2 phương án để khách hàng lựa chọn, và sớm thi công dự án để bàn giao đúng như cam kết.

Một là, miễn thanh toán 15% giá trị hợp đồng, 15% giá trị còn lại sẽ thanh toán khi bàn giao nhà; tặng chỗ đỗ xe ô tô miễn phí. Hai là, Minh Việt đồng ý thanh lý hợp đồng với khách hàng vào thời điểm 30/06/2012 và sau 31/12/2012 sẽ hoàn trả lại cho khách hàng số tiền khách hàng đã thanh toán.

Tuy nhiên, đến nay dự án thì vẫn “đắp chiếu” trong suốt nhiều năm qua. Mấy ngày nay, khách hàng tiếp tục kéo tới trụ sở Minh Việt tại tòa nhà C1, D6 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) để đòi tiền và bồi thường thiệt hại. Song, công ty Minh Việt gần như không hoạt động, chỉ có một cô gái nhận là nhân viên công ty, và chỉ đến cho một vài con chó ăn. Hiện nay họ không thể liên lạc với TGĐ Minh Việt là ông Adward Chi.

Được biết dự án Tricon Towers là dự án tổ hợp chung cư cao cấp gồm ba tòa tháp cao 44 tầng với 732 căn hộ cao cấp được xây dựng trên khu đất 1,7ha với tổng mức đầu tư 145 triệu USD. Các căn hộ Tricon Towers có 14 loại diện tích từ 131m2 đến 744m2.

Dự án Petroland: Khách hàng kiện đòi nhà

Sáng 1/8, gần 30 người mua căn hộ Mỹ Phú (quận 7, TP HCM) kéo đến cao ốc Petroland Tower yêu cầu doanh nghiệp giải trình tiến độ dự án.

Dự án Mỹ Phú do Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Mỹ Phú làm chủ đầu tư. Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) bán căn hộ từ năm 2010. Theo hợp đồng, thời hạn bàn giao căn hộ là tháng 6/2012 (được cộng trừ 3 tháng). Tuy nhiên, đến tháng 7/2013 dự án vẫn không nhúc nhích.

Ảnh minh họa


Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Petroland, Bùi Minh Chính cho biết, công ty đã chuyển tài chính của dự án này cho chủ đầu tư là Công ty dầu khí Mỹ Phú quản lý, thực hiện. Theo ông Chính, Petroland đã thu 238 tỷ đồng tiền bán căn hộ từ khách hàng. Riêng doanh nghiệp cũng rót vào dự án hơn 380 tỷ đồng. Hiện Petroland còn thương thảo với nhà thầu, trong vòng 5 ngày nữa sẽ có kết quả. "Ngay khi ký hợp đồng với nhà thầu mới, chúng tôi sẽ gửi thư mời tất cả khách hàng để công bố cụ thể về tiến độ dự án", ông Chính hứa.

Sau nhiều lần Petroland thất hứa, hàng chục khách hàng cho hay sẽ chờ 5 ngày nữa để biết rõ tương lai của dự án.

Dự án Mỹ Phú tọa lạc trên đường Lâm Văn Bền, thuộc phường Tân Kiểng, quận 7, TP HCM cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2,5 km. Công trình gồm 286 căn hộ (75-120 m2), cao 24 tầng, trong đó có 1 tầng hầm, tầng 1-3 là trung tâm thương mại, tầng 4-21 là căn hộ thường, tầng 22-23 là penthouse. Dự án được khởi công hồi tháng 7/2010.
Chung cư Binh đoàn12, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội

Sau nhiều năm người dân đóng tiền, Dự án chungcư Binh đoàn 12 vẫn là bãi đất hoang lèo tèo vài cây cọc, thậm chí còn chưa cócả giấy phép xây dựng.

Do đó, 28/9/2013, rất đông khách hàng của Dựán Chung cư Binh đoàn 12 đã tập trung tại trụ sở chính của Công ty Bất động sảnThế kỷ (Cengroup) để đòi lại số tiền mà họ đã góp vốn từ 3 năm trước.

Ảnh minh họa

Liên quan đến việc nhiều người đã tụ tập trướctrụ sở CenGroup để đòi tiền đã nộp cho Công ty TNHH Quản lý Bất động sản ThếKỷ, khiến CenGroup sau đó phải lên tiếng, rằng đó là sự nhầm lẫn. Và mới đây,nhiều người tiếp tục tụ tập đến trụ sở Công ty Quản lý Bất động sản Thế Kỷ,thậm chí đến cả nhà riêng cán bộ nhân viên công ty này để đòi tiền.

Theo đại diện của Cengroup, khách hàng đã"nhầm lẫn" giữa Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenGroup) vớiCông ty TNHH Quản lý Bất động sản Thế Kỷ, dẫn đến việc tụ tập, bao vây trụ sởcủa CenGroup. Mặc dù 2 công ty có tên tương tự nhau là "bất động sản ThếKỷ", nhưng là hai pháp nhân hoàn toàn khác nhau.

Xung quanh vụ việc này, các cơ quan chức năngnhư Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu cácbên liên quan phải giải trình vì sao tiến độ lại chẫm trễ quá mức như vậy. Tuy nhiên, hiện tại dự án vẫn chưa thấy có gì thay đổi, tranh chấp này chắc chắn sẽvẫn còn kéo dài hơn nữa.

Chung cư cao cấp Keangnam Hanoi

Giữa 2011, cư dân tại tòa nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Hanoi Landmark Tower(Cầu Giấy, Hà Nội) làm thủ tục kiện chủ đầu tư do thu phí dịch vụ và tiền trông xe cao gấp vài lần so với mức quy định của thành phố. Bên cạnh đó, cư dân còn cho rằng chủ đầu tư đã sử dụng một số phần diện tích chung để kinh doanh.

Chủ đầu tư đã đưa ra nhiều lý lẽ như mức phí tương đương với dịch vụ, máy móc hiệnđại, đồng thời nhằm hạn chế người ngoài vào gửi xe... Có thời điểm, vì phảnđối, nhiều cư dân đã không chịu đóng phí và bị chủ đầu tư cắt dịch vụ. Để đạt được thỏa thuận, các cư dân tại đây dùng rất nhiều biện pháp như rải tờ rơi,mang bếp than tổ ong ra đốt, trải chiếu để "ăn ngủ tại sảnh", phátloa phản đối...

Sau nửa năm khiếu kiện không thành, 2 bên thậm chí còn có xô xát khiến một người phải nhập viện. Đạidiện cơ quan chức năng, chính quyền cũng nhiều lần can thiệp nhưng tranh chấp vẫn kéo dài cho đến gần một năm sau. Khi đó, đơn vị quản lý tòa nhà cho biết sẽgiảm mức phí xuống tương đương với các khu căn hộ cao cấp khác tại Hà Nội

Chung cư Golden Westlake: Biểu tình phí trông xe

Được đánh giá là căn hộ cao cấp 5 sao ở Hà Nội, nhưng chỉ sau 3 năm đi vào sử dụng hàng loạt những bất cập tại chung cư Golden Westlake (162 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) khiến cư dân ở đây bức xúc cho rằng: tòa nhà không xứng tầm đẳng cấp.

Theo phản ánh, đầu tháng 4/2012, chủ đầu tư Golden Westlake đột ngột thông báo: Từ tháng 5/2012 tăng phí trông giữ ô tô từ 1 triệu đồng lên 2,5 triệu đồng/tháng mà không có một sự thỏa thuận nào với cư dân. Ngoài việc âm thầm tăng phí gửi xe, nhiều hộ dân tại chung cư cao cấp này cho rằng, họ cảm thấy việc thu chi của chủ đầu tư không minh bạch. Đỉnh điểm những bức xúc của cư dân diễn ra vào ngày 11/5/2012, khi hàng chục người đã dùng ô tô dàn kín lối ra vào sảnh của hai tòa chung cư khu A và khu Bchung cư Golden Westlake để phản đối chủ đầu tư tăng giá trông giữ xe khủng.


Nguồn Vnmedia


Sự kiện