Nhiều dự án bất động sản mất giá 50%
Trong đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TPHCM khó khăn thực sự do lượng vốn vay ngân hàng nhiều, dư nợ cho vay TPHCM cũng lớn hơn Hà Nội. Tại Hà Nội, các doanh nghiệp đầu tư vay kinh doanh ít, nhà đầu tư thứ cấp huy động vốn người dân nhiều, có cam kết thanh toán tiến độ nhưng công trình chưa xong, giá giảm nhưng đã có khách hàng.
Còn tại TPHCM, từ năm 2010, 2011 nhiều doanh nghiệp đã đi trước trong việc giảm giá, cắt lỗ dự án. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã không thể chịu đựng được lãi vay ngân hàng và mức độ giảm giá nhiều hay ít giảm giá phụ thuộc khả năng chịu đựng của doanh nghiệp bất động sản. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh như chia nhỏ căn hộ, sử dụng vật liệu hoàn thiện trong nước... để giảm giá thành; bán hạ giá để cắt lỗ; hỗ trợ cho người mua nhà bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vay ngân hàng, khuyến mại...
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, giá nhà tại TPHCM và Hà Nội đã giảm mạnh ít nhất 5% cao nhất là 50%. Những dự án nhà ở chung cư bình dân cũng đã giảm 15 -20% tuy nhiên giảm vẫn chưa phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, có người có khả năng mua nhà nhưng vẫn cao nhưng người dân không mua vì nghĩ giá cao.
Giá nhà đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá năm 2008-2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Đây cũng là điểm tốt, tạo điều kiện cho người có nhu cầu có thể mua nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, gần đây thị trường bất động sản đối với phân khúc nhà ở bình dân ở Hà Nội và TPHCM đã có dấu hiệu ấm dần lên.
Nguồn VnMedia