Hà Nội: Phê duyệt Quy hoạch chung Thị trấn sinh thái Chúc Sơn
Đây cũng là trung tâm y tế tập trung với các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo y dược, cơ sở sản xuất nghiên cứu y dược, trang thiết bị y tế; Phát triển khu giáo dục đại học - cao đẳng tập trung; Cung cấp các dịch vụ công cộng hỗn hợp, hỗ trợ phát triển vùng nông nghiệp, cụm TTCN - làng nghề và khu dân cư nông thôn huyện Chương Mỹ...
Ảnh minh họa |
Diện tích tự nhiên khu vực lập quy hoạch khoảng 2.024,23 ha. Trong đó, diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 1.311,63ha. Bao gồm, đất dân dụng đô thị khoảng 756,18ha, chiếm 37,36% diện tích tự nhiên, chỉ tiêu bình quân 94,5m2/người; đất khác trong phạm vi dân dụng khoảng 241,09ha, chiếm 11,91% diện tích tự nhiên; đất xây dựng ngoài phạm vi dân dụng 314,36ha, chiếm 15,53%; đất khác có diện tích khoảng 712,60ha, chiếm 35,20% diện tích tự nhiên.
Dự báo quy mô dân số giai đoạn đầu đến năm 2020 khoảng 53.000 người; đến năm 2030 khoảng 80.000 người. Quy mô đào tạo khoảng 30.000 sinh viên; Nguồn lao động đến năm 2030: 45.600 người, trong đó lao động công nghiệp khoảng 20.000 người.
Về định hướng phát triển không gian đô thị, Quy hoạch nêu rõ: Xây dựng thị trấn sinh thái Chúc Sơn trên cơ sở phát triển mở rộng thị trấn Chúc Sơn hiện hữu về phía Bắc của Quốc lộ 6, chia thành 2 vùng phát triển gồm vùng phía Đông núi Tiên Phương và vùng phía Tây núi Tiên Phương. Cụm không gian mở gồm tổ hợp các Núi Trầm, Núi Ninh, Núi Tiên Phương và thung lũng ở giữa đóng vai trò là trọng tâm không gian đô thị.
Khu vực phía Nam Quốc lộ 6, thuộc địa giới hành chính thị trấn Chúc Sơn, phường Biên Giang, xã Ngọc Hòa thực hiện xây dựng cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, phát triển các chức năng trung tâm huyện và hỗ trợ phát triển vùng nông thôn. Khu vực này giới hạn sự phát triển mở rộng về phía Nam ảnh hưởng tới hành lang phát triển tuyến đường Hà Đông - Xuân Mai. Đặc biệt kiểm soát sự phát triển dọc sông Đáy theo quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.
Khu vực phía Bắc Quốc lộ 6, thuộc địa giới hành chính phường Biên Giang, các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa xây dựng các khu chức năng hỗ trợ, thu hút di dời các chức năng từ phía trong của đô thị trung tâm gồm: cụm trường đại học cao đẳng, dịch vụ du lịch; dịch vụ thương mại và dịch vụ y tế; khu công nghiệp. Phát triển các chức năng mới kết hợp bảo vệ các giá trị về cảnh quan đặc trưng của khu vực như sông Đáy, Núi Ninh, Núi Trầm, Núi Tiên Phương. Đặc biệt ỉà bảo tồn và phát huy các giá trị của Chùa Trầm.
Xây dựng không gian đô thị thấp tầng và tầng cao trung bình, mật độ xây dựng thấp gắn với không gian cây xanh mặt nước, xây dựng mật độ nén tập trung tại các khu vực trung tâm để tạo điểm nhấn, các khu vực chức nàng được tổ họp phù họp với đặc thù hoạt động của từng khu vực. Các khu vực điểm cao như núi Ninh Sơn, Núi Trầm, Núi Tiên Phương được tổ chức thành các điểm nhấn, là nơi quan sát và định hướng không gian cho đô thị.
Cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư, làng xóm hiện hữu, tạo khoảng đệm với các khu vực phát ừiển mới bằng các công viên cây xanh, công trình công cộng, hạn chế gia tăng mật độ xây dựng, kiểm soát chiều cao đối với các công trình xây dựng trong khu vực làng xóm hiện hữu.
Các khu vực phát triển mớỉ kế cận phải đảm bảo không gian có nét tương đồng với làng xóm hiện hữu, tránh những xung đột, tranh chấp về mỹ quan. Kiểm soát chặt chẽ kiến trúc công trình trong các khu vực làng xóm hiện hữu. Tại các khu vực có địa hình dốc ven Núi Tiên Phương, Núi Ninh và Núi Trầm, hạn chế san gạt lớn để tạo nên đặc trưng cảnh quan riêng cho từng khu vực.
Nguồn Thời báo ngân hàng