Trụ sở của Tập đoàn Evergrande Trung Quốc ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Ảnh: Reuters.
“Gượng dậy” sau khủng hoảng nợ, Evergrande khởi động lại một loạt dự án
Theo CNA, nhà phát triển bất động sản nợ nần chồng chất China Evergrande đang tiếp tục xây dựng 63 dự án tại 15 khu vực bao gồm Quảng Châu, Phật Sơn, Chiêu Khánh, Dương Giang, Thanh Viễn, Huệ Châu, Hà Nguyên.
Hơn 10 dự án thuộc Evergrande Thâm Quyến bao gồm Thâm Quyến, Đông Hoản, Giang Môn, San Vĩ, Châu Hải, Trung Sơn cũng đã hoạt động trở lại. Mặt khác, công ty Hà Nam thuộc tập đoàn Evergrande hôm 18/11 cũng thông báo, hiện hơn 16 dự án đã nối tiếp nhau khôi phục lại công việc thi công.
Trước đó, tập đoàn Evergrande đã tuyên bố từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay, Evergrande đã hoàn thành 546 đợt bàn giao nhà, liên quan đến 184 dự án xây dựng khác nhau với 57.462 khách hàng.
Cuộc khủng hoảng của Evergrande đã đe dọa sự ổn định của ngành bất động sản trị giá 5.000 tỉ USD của Trung Quốc. Ảnh: Getty Images. |
Với khoản nợ hơn 300 tỉ USD, Evergrande là công ty bất động sản nợ nhiều nhất thế giới và đang đứng bên bờ vực sụp đổ. Công ty này đã không thể trả các khoản lãi trái phiếu đúng hạn, làm dấy lên những quan ngại về nguy cơ sụp đổ của nó. Thậm chí, nhiều thời điểm, các nhà đầu tư đã sợ cú sập của Evergrande sẽ trở thành "khoảnh khắc Lehman Brothers" của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Evergrande Hứa Gia Ấn tiết lộ tại Hội nghị với chuyên đề khôi phục hoạt động của tập đoàn vào ngày 22/10 rằng các tòa nhà mà Evergrande chưa bán được hoặc các dự án đang xây dựng đều sẽ được sửa sang lại và bán trong tương lai.
Tại thời điểm đó, ông Hứa Gia Ấn đã đưa ra 3 chiến lược lớn của Evergrande để giải quyết rủi ro và tự cứu lấy mình là: kiên quyết và nỗ lực để tiếp tục hoạt động trở lại, đảm bảo bàn giao nhà đúng thời hạn; bán toàn bộ những căn nhà hiện có; giảm đáng kể quy mô phát triển và xây dựng bất động sản, thực hiện chuyển đổi từ bất động sản sang ngành ô tô năng lượng mới trong vòng 10 năm tới.
Ông Ân cũng nhấn mạnh rằng, chỉ có tiếp tục công việc và sản xuất, khôi phục bán hàng và kinh doanh thì mới có thể giao nhà cho chủ sở hữu với chất lượng và số lượng tốt nhất. Điều này cũng sẽ giúp thanh toán các khoản nợ với đối tác và trả dần các khoản vay ngân hàng.
Evergrande là nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 của Trung Quốc. Họ có dự án đầu tư tại hàng trăm thành phố, chuyên phát triển các khu chung cư quy mô lớn mọc lên khắp Trung Quốc trong 25 năm qua.
Trong giai đoạn bình thường, một cuộc khủng hoảng thanh khoản sẽ không quá nghiêm trọng đối với “ông lớn” này. Các ngân hàng địa phương và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác, chẳng hạn như các công ty ủy thác, có thể hỗ trợ Evergrande vượt qua tình trạng thiếu tiền mặt một cách nhanh chóng.
Tập đoàn cũng có thể bán bớt tài sản và các công ty con. Khoản nợ khổng lồ của Evergrande có thể xem là “quá lớn để sụp đổ”, khiến khả năng về một gói cứu trợ từ chính phủ không nằm ngoài tầm với.
Tuy nhiên, những rắc rối của Evergrande đã đến vào thời điểm tồi tệ nhất. Những quy định mới về lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc hạn chế các ngân hàng tạo các khoản cho vay mới đối với những chủ đầu tư mắc nợ.
Dù vậy, Evergrande đang cố gắng để khôi phục niềm tin của người mua nhà vào các hoạt động của mình thông qua… các bài đăng trên tài khoản chính thức của mình trên WeChat.
Có thể bạn quan tâm: