Thứ Hai | 18/11/2013 13:36

Giữ nguyên quy định thu hồi đất trong Hiến pháp

Nói về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp sáng nay (18/11), Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý cho biết Hiến pháp chỉ quy định nguyên tắc.

"Để tránh lạm dụng và hạn chế việc thu hồi đất tùy tiện, Hiếnpháp chỉ quy định nguyên tắc về thu hồi đất và các trường hợp được thu hồi đất;còn thẩm quyền xem xét, phê duyệt, quyết định cụ thể và xác định như thế nào làtrường hợpthậtcần thiết để thu hồi đất sẽ do luật Đất đai quy định", ông Phan Trung Lýnói.

Do đó, quy định về thu hồiđất được giữ nguyên: "Nhànước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cầnthiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, côngcộng, phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch vàđược bồi thường theo quy định của pháp luật".

Về trưng dụng đất, do nhiều ý kiến đề nghị quy định chặt chẽhơn các trường hợp trưng dụng đất, dự thảo được chính lý:"Nhànước trưng dụng đất trong trường hợp thậtcầnthiếtdoluật định để thực hiện nhiệm vụquốcphòng, an ninhhoặctrong tình trạng chiến tranh,tìnhtrạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai".

Kinh tế nhà nước vẫn chủđạo

Về vai trò của các thànhphần kinh tế, một vấn đề được thảo luận nhiều, Chủ nhiệm UB Pháp luật không giảitrình gì thêm. Điều này trong dự thảo được quy định như sau: "Nềnkinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vớinhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo.

Các thành phần kinh tế đềulà bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt độngkinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo phápluật.

Nhà nước khuyến khích, tạođiều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất,kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được phápluật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Chính quyền địa phương phảichờ luật

Việctổchức chính quyền địa phương trong dự thảo chỉ quy địnhchung: Cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND đượctổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinhtế đặc biệtdo luật định.

Theo giải trìnhcủa ông Phan Trung Lý,quyđịnh như vậy một mặt cơ bản giữ ổn định mô hình tổ chức của chính quyền địaphương hiện hành. Mặt khác, tạo điều kiện cho việc tiếp tục đổi mới,tạo cơsở hiến định cho việc xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương sau khi cókết quả tổng kết,đánh giá việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và bước đầuthí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở một số địa phương.

Công dân có quyền tự bàochữa

Liên quan đến hoạt động tưpháp, Chủ nhiệm UB Pháp luật QH cho biết cóýkiến đề nghị bỏ từ “kịp thời” và thay đoạn “xét xử kịp thời, công bằng, côngkhai” bằng đoạn “xét xử khách quan, công khai, công bằng, đúng pháp luật".

Tuy nhiên, đánh giánguyêntắc “xét xử kịp thời” là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, dự thảo giữnguyên quy định "Ngườibị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, côngbằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên ánphải được công khai.

Ýkiếnvề quyền bào chữa thì được tiếp thu và chỉnh lý: “Ngườibị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bàochữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.

Dự thảo cũng quy định: "Ngườibị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tráipháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồidanh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theopháp luật".

Sau khi các ĐBgóp ý vào dự thảo bằng cách ghi phiếu thay vì thảo luận tại hội trường, dự thảo này sẽ đượcbiểu quyết vào sáng 28/11.

Nguồn Vietnamnet


Sự kiện