Thứ Năm | 24/05/2012 05:38

Giá bất động sản các thành phố chính trên thế giới trở nên tiêu cực

Giá bất động sản cao cấp tại các thành phố chính trên thế giới giảm 0,4% trong quý 1 năm 2012
Theo báo cáo của Knight Frank về chỉ số các thành phố chính toàn cầu giá bất động sản cao cấp tại các thành phố chính trên thế giới giảm 0,4% trong quý 1 năm 2012. Đây là dấu hiệu thể hiện sự sụt giảm chỉ số trong quý đầu tiên kể từ sự suy thoái toàn cầu.
 
Chỉ số ghi nhận sự sụt giảm trong quý đầu kể từ năm 2009 với mức giá giảm trung bình là 0,4% trong quý 1 năm 2012
 
Nhìn chung, chỉ số tăng 1,4% trong 12 tháng tính đến tháng 3 năm 2012
 
Hoạt động ở các thị trường chính khu vực Bắc Mỹ diễn ra mạnh mẽ với mức giá tăng trung bình là 7,7% trong vòng 12 tháng qua. Nairobi (tăng 24%) là thị trường hoạt động mạnh nhất trong vòng 12 tháng qua. Giá ở Dubai (tăng 4%) tăng mạnh nhất trong vòng 3 tháng gần đây.
 
Mặc dù đây là một cột mốc quan trọng nhưng việc chỉ số tăng trưởng hàng quý giảm không nằm ngoài dự đoán. Mức tăng trưởng giá hàng quý tăng dưới 2% kể từ Quý 1 năm 2010 và chỉ tăng trung bình là 0,6% trong năm 2011.
 
Ba tháng đầu năm 2012 mang rất ít động lực mới. Khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu vẫn là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự kinh tế toàn cầu, một vài cuộc bầu cử đã diễn ra (Nga, Pháp, Hy Lạp) và các chính sách hạ nhiệt hiệu quả cao của Châu Á không cho thấy dấu hiệu khả quan hơn. Trước tình hình này, một số người mua cao cấp đã chọn cách đứng ngoài để quan sát hướng đi thị trường.
 
Mặc dù tình hình chỉ số trì trệ nhưng bốn thị trường cao cấp: Nairobi, Jakarta, Miami và Luân Đôn vẫn có mức tăng trưởng đạt 2 chữ số trong vòng 12 tháng qua. Có lẽ, thực tế đáng ngạc nhiên nhất là năm thành phố tăng trưởng mạnh nhất phân bổ đều trên khắp 4 châu lục – Bắc Mỹ là lục địa duy nhất có hai đại diện (xem ở trang sau).
 
Luân Đôn và Singapore là bằng chứng cho thấy các thị trường cao cấp vẫn có mức độ đàn hồi, cả hai thành phố này đều không bị ảnh hưởng của giai đoạn đầu áp dụng thuế bất động sản mới trong quý đầu của năm 2012. Tại Luân Đôn, cả giá nhà và số lượng người đặt mua nhà đều tăng bất chấp việc bị đánh thuế lên đến 7% đối với các đối tượng cá nhân mua nhà trên 2 triệu Bảng Anh.
 
Đầu tháng 12 năm 2011, Singapore đã áp dụng luật thuế bất động sản mới – lên đến 10% - đối với người mua nước ngoài, việc này đã ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn cầu nhưng lại không tác động đến giá của bất động sản, theo Nicholas Holt, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường của Knight Frank khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nicholas nhận xét, “Giá nhà không những giữ nguyên ở mức cao mà thật ra còn tăng nhẹ ở những dòng sản phẩm cao cấp nhất của thị trường Singapore trong Quý 1 năm 2012. Nguyên nhân không phải chỉ do khả năng phục hồi của nhu cầu trong nước mà còn do nhu cầu mua từ những người giàu có đến từ Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Họ tiếp tục mua sản phẩm của phân khúc thị trường này mà không sợ bị đánh thuế phụ thu”.
 
Theo quan điểm của các chuyên gia Knight Frank, chỉ số sẽ giữ nguyên trong năm 2012 với những dao động lên hoặc xuống rất ít (thị trường Luân Đôn, Max-cơ-va, Jakarta, Nairobi và Singapore được tiên đoán sẽ hoạt động sôi nổi nhất) nhưng không chắc chúng ta đang đến gần đỉnh điểm của một chu kỳ giảm lạm phát mới trong giá nhà cao cấp toàn cầu.
 
Bất động sản vẫn chiếm ưu thế khi đề cập đến kênh đầu tư an toàn. Dòng chuyển dịch vốn sẽ vẫn tiếp tục tập trung vào các thành phố có rủi ro chính trị thấp, hệ thống pháp luật minh bạch, tính bảo mật tốt và chính sách thuế thân thiện.

Nguồn DVT


Sự kiện