Có gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho bất động sản?
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, gói tín dụng này đang được ngành xây dựng chủ trì cùng với 4 ngân hàngthương mại khác triển khai, giá trị của gói tín dụngnày có thể lên đến 100.000 tỷ đồng để tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng vànhững người có thu nhập trung bình với đối tượng ưu đãi được mở rộng để mua nhà. Qua đó, nhằm tháogỡ khó khăn cho thị trường này trong những năm qua với tình trạng nợ xấu liên tục gia tăng, hàngtồn kho lớn, thanh khoản thị trường còn thấp. Đây cũng là một trong những chủ trương, giải pháp đãđược Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 01 năm 2014 vào đầu tháng 1 vừa qua nhằm thúc đẩy pháttriển nền kinh tế.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, có thể gói tín dụng 100.000 tỷ đồng này đang được cơ quan chứcnăng nghiên cứu thông qua Đề án "Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở". Qua Dự thảo báo cáo đánhgiá tác động của Đề án này trước khi được thành lập và ban hành, trong 5 năm đầu, cơ quan tái chovay thế chấp nhà ở thực hiện kênh dẫn vốn để đưa 100.000 tỷ đồng vào việc phát triển an sinh xã hộivề nhà ở. Những dự án nhà ở xã hội này sẽ tác động tích cực tới ngành vật liệu xây dựng…tạo ra việclàm và gia tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, qua việc mua lại các khoản vay nhà ở đủ điều kiện, do tái cơ cấu các khoản vay nên các DNkinh doanh BĐS khó khăn có thể sẽ được ân hạn trả nợ gốc, giãn thời hạn vay, không phải trả lãiphạt chậm,…do đó, sẽ tạo điều kiện giúp DN bất động sản có thêm thời gian để vượt qua giai đoạnkhủng hoảng này.
Bình luận về gói tín dụng này, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết gói này sẽ phải khắc phục được những nhượcđiểm của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng hiện đang được triển khai. Đồng thời, việc đưa ra góitín dụng này cũng cần phải cân bằng được lợi ích giữa 3 bên Nhà nước -Doanh nghiệp -Người dân. Tăngthời hạn cho vay (có thể 15 năm); giảm lãi suất tối đa và đặc biệt là giá phải thấp.
Mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế hiện nay đang xoay quanh mức 11-12%, mức tăng trưởng nàycòn quá thấp, nên theo TS Lê Xuân Nghĩa sẽ khó có thể vực dậy và kích cầu trong khu vực tư nhân vàdoanh nghiệp nội địa. Do vậy, trong quý 1 năm nay nhiệm vụ của Chính phủ là phải phá băng tín dụng,tập trung xử lý nợ xấu qua đó phục hồi thị trường bất động sản là nhiệm vụ quan trọng hàng đầutrong năm nay. Tuy nhiên, vấn đề mà hiện nay nhiều chuyên gia kinh tế cũng giống như TS Lê Xuân Nghĩa còn bănkhoăn là lấy tiền ở đâu để xử lý nợ xấu? Nếu lấy tiền từ Ngân hàng trung ương sẽ rất dễ dẫn tới bấtổn thị trường tài chính, tiền tệ. Do đó, chúng ta đã phải chấp nhận tăng trưởng tín dụng ở mứctrung bình trong vài năm qua. Để cải thiện được vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng cần tái cơcấu mạnh hơn nữa các doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn dòng tiền từ bênngoài, nguồn lực từ xã hội, dòng tiền từ các quỹ đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI,…
Nguồn CafeF