Ảnh: Bloomberg.
Các thị trường bất động sản “hot” nhất thế giới có những dấu hiệu tương tự bong bóng năm 2008
Theo Bloomberg Economics, giá bất động sản trên khắp thế giới đang tăng bùng nổ theo xu hướng chưa từng thấy kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008.
Chỉ số khả năng mua nhà vượt qua mức năm 2008. Ảnh: Bloomberg Economics. |
New Zealand, Canada và Thụy Điển đang là những thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới, dựa theo các chỉ báo được sử dụng trong bảng tổng hợp dữ liệu của Bloomberg Economics. Trong khi đó, Mỹ và Anh cũng là 2 quốc gia đứng gần top đầu trong bảng xếp hạng rủi ro bong bóng.
Cụ thể, giá bất động sản bùng nổ đã khiến một số người Canada trở nên giàu có hơn, trong khi những người khác lại "tiều tụy" đi nhiều. Thống kê Canada cho biết giá trị ròng của các hộ gia đình đã tăng khoảng 770 tỉ đô la canada trong quý I/2021, mức tăng kỷ lục 6%, lên 13.700 tỉ đô la canada. Kể từ đầu năm 2020, con số đó đã tăng hơn 2.000 tỉ USD, phần lớn là nhờ giá nhà tăng. Sự chênh lệch đó cũng xuất hiện khi giá trị nhà tăng cao khiến việc sở hữu ngày càng xa tầm với của nhiều người Canada.
Giá nhà ở thúc đẩy tăng trưởng giá trị ròng của người Canada nhanh nhất trong vòng 30 năm. Ảnh: Statistics Canada. |
Nhà kinh tế học Niraj Shah cho rằng: "Nhiều yếu tố đang đẩy giá nhà lên mức chưa từng có trên toàn thế giới. Những yếu tố đó bao gồm: lãi suất thấp kỷ lục, kích thích tài khóa ở quy mô chưa từng có, tiền tiết kiệm “sẵn có” được dùng làm tiền gửi, nguồn cung nhà hạn chế và sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế đều làm nên quả bong bóng này."
Bên cạnh đó, việc nhiều người lao động làm việc ở nhà cần thêm không gian và những ưu đãi thuế của một số chính phủ cho người mua nhà cũng là những yếu tố kích thích nhu cầu.
Bảng tổng hợp của Bloomberg Economics tổng hợp 5 chỉ báo để ước tính "xếp hạng bong bóng" cho một số quốc gia, thứ hạng cao cho thấy nguy cơ điều chỉnh càng cao. Trong số các chỉ báo mà nhóm chuyên gia theo dõi, tỉ lệ giá trên giá thuê nhà và giá trên thu nhập giúp đánh giá tính bền vững của xu hướng tăng giá. Tốc độ tăng của giá nhà xác định xu hướng hiện tại.
Các quốc gia chứng kiến thị trường bất động sản tăng mạnh nhất thế giới. Ảnh: OCED. |
Đối với nhiều quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, tỉ lệ giá cao hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngay cả khi các chỉ báo rủi ro tăng lên, khi lãi suất đang ở mức thấp, tiêu chuẩn cho vay vẫn cao hơn trước đây và các chính sách an toàn vĩ mô được áp dụng, thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong bóng vỡ là không rõ ràng.
Theo nhà kinh tế học Niraj Shah, giai đoạn sắp tới, nhiều khả năng đà tăng nóng của giá nhà sẽ hạ nhiệt hơn là sụp đổ. Tuy nhiên, rủi ro trở nên lớn hơn khi giá nhà đồng loạt tăng. Khi chi phí đi vay bắt đầu tăng và các biện pháp các được áp dụng để bảo vệ sự ổn định tài chính, thị trường bất sẽ đối mặt với một thách thức quan trọng”, ông Niraj Shah nhận định.
Có thể bạn quan tâm:
► Các nền kinh tế đang phát triển bị đe dọa bởi lạm phát của Mỹ