Chủ Nhật | 17/11/2013 20:51

Bộ trưởng Xây dựng nói về thị trường bất động sản 2014

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Thị trường bất động sản từng bước được hồi phục và năm 2014, chắc chắn thị trường giao dịch sẽ tốt hơn.

Chuyên mục Dân hỏi - Bộ trưởng trảlời nhận được nhiều băn khoăn của nhân dân về thị trường bất động sản và sự chậm trễ trong giảingân gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng. Đây cũng là những nội dung mà Bộ trưởng Bộ Xây dựng TrịnhĐình Dũng trao đổi trong Chuyên mục Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời.

PV: Thưa Bộ trưởng, nhân định về thị trườngbất động sản có nhiều ý kiến cho rằng: Thị trường bất động sản năm 2013 giảm giá rất nhiều, thậmchí có dự án tuyên bố giảm tới 50%. Các dự án khác chắc cũng sẽ phải giảm theo. Bộ trưởng nghĩ nhưthế nào về ý kiến này và nhìn nhận về xu hướng của thị trường bất động sản trong 3 tháng tới vàtrong năm 2014?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Sau một thời gian đóngbăng, thị trường bất động sản thời gian gần đây có chuyển biến tích cực, giao dịch tăng lên, đặcbiệt phân khúc nhà ở có quy mô trung bình và quy mô nhỏ, giá thấp nguồn cung thiếu.

Thị trường bất động sản từng bước được hồi phục. (ảnh: Cafeland)
Điều đó khẳng định chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã trúng và đúng hướng,từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn do khả năng củanền kinh tế của chúng ta gặp khó khăn, giá bất động sản thời gian qua giảm mạnh, do giá thời kỳ bấtđộng sản nóng, giá đó là giá ảo. Cho nên thời kỳ này chúng ta bắt buộc phải giảm giá đối với sảnphẩm bất động sản để trả lại giá trị thực của bất động sản. Nhà đầu tư cũng phải giảm giá để tănggiao dịch sản phẩm bất động sản, trong đó, tiết giảm chi phí không cần thiết, đặc biệt là vật liệucao cấp được thay thế bằng vật liệu trong nước...

Theo tôi, trong thời gian tới chắc chắn bất động sản được giao dịchtốt hơn, do giá bất động sản ngày càng phù hợp hơn với khả năng mua của người dân. Và chắc chắn thịtrường bất động sản từng bước được hồi phục.

PV: Thưa Bộ trưởng, khi nói về việc Chính phủhỗ trợ cho người thu nhập thấp chúng tôi có cơ hội có chỗ ở tử tế. Nhưng hy vọng của chúng tôi ngàycàng ít đi và giờ thì tắt hẳn. Với thủ tục và giải ngân như thế thì chúng tôi không còn trông chờnữa. Bộ trưởng lý giải như thế nào về sự chậm trễ của chính sách đang rất được mong chờ?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Gói 30.000 tỷ làchính sách của Chính phủ hỗ trợ người dân thu nhập thấp cải thiện nhà ở. Theo tôi, muốn giải ngânnhanh gói này, phải có nguồn cung lớn hoặc nhiều nhà ở dưới 15 triệu, dưới 70 m2 trongkhi nhu cầu của người dân rất lớn.

Cả nước hiện nay có nhu cầu hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. RiêngTP HCM khoảng 130.000 căn, Hà Nội khoảng 115.000 căn, chưa kể những tỉnh, thành phố lớn như ĐồngNai, Bình Dương và những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ.

Nhưng hiện nay nguồn cung nhà ở xã hội không thể nhanh được vìchiến lược nhà ở của chúng ta mới thực hiện và việc phát triển nhà ở xã hội là quá trình dài hạnchứ không thể ngắn hạn. Thứ hai, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các doanh nghiệp không mặnmà, do lợi nhuận của nhà ở xã hội thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại. Thứ ba, thủ tục, yêu cầuđể giải ngân gói 30.000 tỷ này là bắt buộc, nếu chúng ta không làmchặt, sai đối tượng dễ dẫnđến lợi dụng, làm thất thoát cho nhà nước. Tôi nhấn mạnh rằng, không phải vì làm chặt mà chậm tiếnđộ.

Tôi rất đồng tình, những ai có nhu cầu mua nhà thì phải được hỗ trợgói 30.000 tỷ này. Đây là trách nhiệm không chỉ riêng Bộ Xây dựng, các địa phương mà cả các ngânhàng phải vào cuộc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân.

PV: Thưa Bộ trưởng, cả nước đang hướng về miềnTrung yêu thương- nơi thường xuyên gánh chịu những cơn bão lũ. Nhân đây, xin hỏi Bộ trưởng chínhsách hỗ trợ nhà tránh lũ và cũng có ý kiến cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ cho vay để người dânxây nhà tránh lũ. Ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Về vùng bãolũ miền Trung, Chính phủ đã chủ động đề ra các giải pháp, trong đó có Đề án hỗ trợ nhà tránh lũ chocác hộ nghèo ở 14 tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Gói hỗ trợ này sẽ hỗ trợ cho 40.000 hộ nghèo xây nhà tránh lũ. Tuynhiên, gói hỗ trợ này đang được thực hiện và Chính phủ đang cân nhắc nguồn ngân sách để hỗ trợ. Cònhộ cận nghèo, khó khăn về nhà ở, cũng có ý kiến cần mở rộng đối tượng cho vay hoặc hỗ trợ thêm.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để có giải pháp đề nghị Chínhphủ đáp ứng từng bước nhu cầu về nhà ở tránh lũ cho đồng bào vùng bão lũ miền Trung.

PV: Thưa Bộ trưởng, thất thoát lãng phí trongxây dựng vốn là vấn đề nhức nhối nhiều năm nay. Những con số thất thoát có thể lên tới 30% thậm chínhiều hơn tùy vào dự án. Theo Bộ trưởng nguyên nhân vì đâu và những sửa đổi trong dự thảo Luật Xâydựng lần này có khắc phục được lỗ hổng này hay không?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Thời gianqua, công tác đầu tư xây dựng đạt được nhiều kết quả quan trọng,nhưng tình trạng thất thoátlãng phí chữa được khắc phục, như đầu tư tự phát, phong trào dẫn tới dư thừa dự án bất động sản nhưhiện nay; đầu tư không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn đến những dự án treo; đầu tư dàn trải, dẫn đếnnợ đọng trong xây dựng; đầu tư những dự án chất lượng thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là dochất lượng quy hoạch chưa cao, chất lượng công tác kế hoạch chưa phù hợp, chất lượng công tác quảnlý nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư, nghiệmthu công trình, bàn giao và đưa vào sử dụng thì vẫn còn lỗ hổng chưa được khắc phục. Năm 2013,Chính phủ ban hành 2 nghị định quan trọng gồm: Nghị định 11 về quản lý phát triển đô thị và Nghịđịnh 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Nghị định 11, có tính đổi mới, đột phá khắc phục tình trạng pháttriển đô thị tự phát phong trào. Trong nghị định đã nêu rõ yêu cầu về phát triển có quy hoạch và cókế hoạch, cân đối nguồn lực, khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo như hiện nay.

Còn nghị 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng là mộtbước đổi mới, thay vì coi các chủ đầu tư của các nguồn vốn như nhau, lần này nghị định nêu rõ nguồnvốn nhà nước phải được kiểm tra, thiết kế dự toán ngay từ ban đầu, khắc phục tình trạng thất thoát,lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Những nghị định này đang đi vào cuộc sống và được các địa phươngthực hiện và có hiệu quả cụ thể. Chẳng hạn, Nghị định 15 về khắc phục thất thoát trong đầu tư xâydựng báo cáo 16 sở, ban, ngành các địa phương đã cắt giảm được 1.200 tỷ đồng trong dự toán, đạt tỷlệ hơn 8% cắt giảm. Như vậy, chúng ta thấy hiệu quả rất rõ.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến đầu tư xây dựng, Luật Đấtđai, Luật Đầu tư công, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản. Trong đó, Luật đầu tư công chuẩnbị trình Quốc hội, nói rõ phải điều chỉnh quá trình kế hoạch hóa đầu tư. Thay vì đầu tư ngắn hạnhàng năm thì phải dài hạn, trung hạn, kiểm soát các điều kiện để được phân bổ vốn đầu tư cũng nhưkiểm soát quá trình thực hiện vốn đầu tư có đúng kế hoạch không.

Còn Luật xây dựng lần này sẽ đổi mới rất căn bản là phải đưa raphương thức quản lý các nguồn vốn, trong đó đề cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việckiểm soát thiết kế kỹ thuật, quá trình thi công, nghiệm thu, bàn giao. Cùng với đó, yêu cầu đổi mớicách quản lý, đặc biệt ban quản lý, thay vì các ban quản lý đơn lẻ theo từng công trình hiện nay,thành lập ban quản lý chuyên nghiệp hơn, theo khu vực, chuyên ngành và kinh nghiệm của nhiều nướcđã thực hiện để tăng tính chuyên nghiệp hóa của ban quản lý. Từ đó, kiểm soát quá trình đầu tư xâydựng tốt nhất, khắc phục thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng.

PV: Vâng, xin cảm ơn Bộ trưởng!

Nguồn VOV News


Sự kiện