Giám đốc cấp cao của S&P Global Ratings, ông Lawrence Lu, dự báo thị trường có thể phục hôi vào nửa cuối năm 2023. Ảnh: Getty Images

 
Tuyết Trinh Thứ Năm | 23/02/2023 14:17

Bất động sản Trung Quốc thoái trào, chiến dịch giải cứu chưa thành

Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế về tài chính cho ngành bất động sản được ít tháng.

Thị trường bất động sản Trung Quốc rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2021. Khi đó, hàng loạt doanh nghiệp, từ các hãng tư nhân lớn như China Evergrande Group đến các công ty được chính phủ hậu thuẫn như CIFI Holdings, đều gặp khó về dòng tiền và khả năng trả nợ.

Nguyên nhân được cho là chính sách "ba lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến nhiều hãng địa ốc nước này vỡ nợ. Hai năm qua, có khoảng 50 hãng đã vỡ nợ trái phiếu nước ngoài, với quy mô 100 tỉ USD, theo JPMorgan. Những doanh nghiệp thoát vỡ nợ thì luôn trong tình trạng bấp bênh và khó vay vốn mới.

Một dự án bất động sản của Evergrande. Ảnh: Bloomberg.
Một dự án bất động sản của Evergrande. Ảnh: Bloomberg.

Theo ước tính của Bloomberg, tình trạng sụt giảm nhà ở chưa từng có của Trung Quốc và việc ngừng xây dựng đã khiến các nhà phát triển bất động sản tại quốc gia này điêu đứng. Doanh thu bất động sản năm vừa qua lao dốc mạnh và chạm mức thấp nhất 7 năm. Giá nhà mới giảm 16 tháng liên tiếp tính đến tháng 12/2022. Doanh số bán hàng của 100 công ty hàng đầu Trung Quốc sụt giảm 33% so với một năm trước đó.

Chính vì thị trường bất động sản đóng góp khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc, nên hiện là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt kể từ khi Bắc Kinh có chính sách hà khắc với các nhà phát triển phụ thuộc nhiều vào vay nợ. 

Vài tháng gần đây, chính quyền Trung Quốc đang lặng lẽ loại bỏ các quy tắc hạn chế việc bán đất của chính quyền địa phương, nỗ lực mới nhất của nước này nhằm vực dậy thị trường nhà đất, chủ yếu tập trung vào nguồn cung bằng cách cam kết hỗ trợ tài chính cho các nhà phát triển thiếu tiền mặt. Bên cạnh nỗ lực tăng thu nhập cho các thành phố đang nợ nần chồng chất, các quan chức đã thực hiện các bước tiếp theo để kích thích nhu cầu của người mua nhà và đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của ngành.

Một số ngân hàng ở các thành phố Nam Ninh, Hàng Châu, Ninh Ba và Bắc Kinh tăng giới hạn tuổi trả nợ lên 80-95 năm. Điều này nghĩa là những người đã 70 tuổi vẫn có thể vay ngân hàng, với thời gian đáo hạn lên đến 10-25 năm. Các nhà phân tích cho rằng việc nâng giới hạn tuổi là nhằm tạo thêm động lực mới cho thị trường bất động sản ảm đạm, đồng thời cũng tính đến yếu tố dân số già hóa nhanh của Trung Quốc.

“Các biện pháp chính sách gần đây của các nhà chức trách được hoan nghênh, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, cần có thêm hành động để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản”, ông Thomas Helbling, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF cho biết. 

Có thể bạn quan tâm:

Trung Quốc bơm 29 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng

Nguồn Tổng hợp