Thứ Hai | 02/07/2012 23:55

220 dự án bất động sản Bình Dương tiếp tục "treo"

Chủ đầu tư dự án ở Bình Dương không đổ thêm vốn vào triển khai xây dựng theo lộ trình nên 220 dự án với diện tích 8.500ha tiếp tục bị treo.
Theo Sở Xây dựng Bình Dương, trong số 220 dự án khu dân cư-khu đô thị mới, ngoài 94 dự án đang ngổnngang giải tỏa đền bù, có đến 75 dự án khác chậm triển khai vì một phần khó khănchung của thị trường, phần còn lại là các chủ đầu tư thiếu vốn, thậm chí không còn khả năng để đầutư nên bỏ hoang dự án.

Dự án Khu dân cư - đô thị Cầu Đò (xã An Điền, huyện Bến Cát) do Công ty trách nhiệm hữu hạn ThiênPhú làm chủ đầu tư có diện tích 51ha được phê duyệt năm 2006. Đến nay, dự án vẫn bất động trongtriển khai thi công trên các hạng mục công trình theo quyết định phê duyệt của tỉnh. Khu đất nàyvốn trước đây là cánh đồng nay thành bãi cỏ hoang sau khi bị quy hoạch, giải tỏa.

Dự án khu dân cư có tên Thới Hòa với diện tích hơn 10ha do Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Longlàm chủ đầu tư đã có ba lần chuyển mục đích đầu tư từ dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đến khudân cư, nay thành khu biệt thự cao cấp để thích ứng thị trường, nhưng rốt cuộc khu biệt thự cao cấprơi vào hoàn cảnh "treo."

Dự án khu dân cư Uyên Hưng hay gọi là "Đồi Xanh" (tại thị trấn Uyên Hưng,huyện Tân Uyên ) treo từ năm 2002 đến nay. Ông Nguyễn Thành Phương,Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Uyên cho biết chủ đầu tư cũ đã đề nghị thu hồi giấy phép, riêngdự án đang rà soát chuyển giao cho người có đầy đủ năng lực hơn.

Dự án Khu Đô Thị Mới Chánh Mỹ gần trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương (363,8ha giai đoạnmột) cũng bị đình trệ.

Sau thời gian xây dựng từ 2007, chủ đầu tư đã rót hàng trăm tỷ đồng giải tỏa đền bù, triển khai bơmhàng triệu m3 cát san lấp mặt bằng làm một số hạ tầng về đường, điện, song đến nay khu đô thị khổnglồ này nằm chờ người mua. Hiện nay cả khu đô thị này không một căn nhà, công trình nàomọc lên mà chỉ nhìn thấy bãi đất hoang rộng lớn với ngổn ngang sình lầy.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, do khâu thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư khôngtốt, vội vàng phê duyệt chủ trương đầu tư trong khi nhà đầu tư yếu kém về nguồn vốn đã khiến tiếnđộ một số dự án ì ạch.

Trước viễn cảnh khó khăn này, mới đây tỉnh có kế hoạch nới lỏng ràng buộc cho phép các chủ đầu tưtái cấu trúc lại một số các dự án. Cụ thể, tỉnh cho "co" lại dự án đã đượcgiải tỏa để xây dựng từng phần hạ tầng kết nối; đồng thời hỗ trợ kêu gọi, hợp tác vớicác đối tác có năng lực để điều chỉnh, triển khai dự án đúng theo thời gian phê duyệt.

Đến nay, chỉ có duy nhất Khu đô thị - thương mại Thanh Lễ (tại phường Định Hòa, thành phố Thủ DầuMột) do một Tổng công ty nhà nước đầu tư vừa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương chuyển đổi quyhoạch một phần diện tích đã được giải tỏa sang để xây Bệnh viện 1.500 giường và một số bệnh việnchuyên ngành lao, tim mạch và bệnh viện nhi... nhằm giảm bớt khó khăn cho chủ đầu tư.

Thế nhưng, đó là những công trình tạo vốn từ nguồn vốn đầu tư công của tỉnh. Còn đối với hàng loạtdự án bất động sản khác do các công ty tư nhân đầu tư dù ngân hàng có động thái nới tín dụng chobất động sản song trợ lực này vẫn chưa đủ để kéo thị trường trở lại hồi phục.

Nhiều dự án vẫn chưa đủ khả năng triển khai, nhiều chủ đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vốn nữa.Thời gian vừa qua, Sở Xây dựng Bình Dương đề nghị thu hồi 38 dự án chậm hoặc không chịu triển khai.Tuy vậy, động thái này vẫn chưa đủ mạnh để ngăn chặn chủ đầu tư "cố tình bỏ dự án" hoặc cố tình kéogiãn thời gian thi công nhằm ôm quy hoạch, gây lãng phí lớn tài nguyên đất đai.